Cộng Đồng Thám Tử Việt Nam
Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối Images?q=tbn:ANd9GcS028vH7PY9XNouGUNpYRUFur40m7MnoPKHxuXvFmHr4DFogR1K
Chào mừng bạn đã đến với F.D.O-FORUM DETECTIVE ORGANIZATION nơi dành cho niềm đam mê làm thám tử,nơi chính nghĩa tồn tại . hãy đăng kí ngay để làm một thành viên trong tổ chức tham gia những cuộc phiêu lưu mạo hiểm với những vụ án đầy bí ẩn và bạn hãy là một con ngươi cần cán cân công lý^^lập tức đăng kí để bắt đầu ...........làm thám tử^^ vụ án phiêu lưu lần này sẽ là một cuộc du hành TÊN:
'NGÔI SAO HUYỀN THOẠI" ,thử thách nào đang chờ????
Cộng Đồng Thám Tử Việt Nam
Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối Images?q=tbn:ANd9GcS028vH7PY9XNouGUNpYRUFur40m7MnoPKHxuXvFmHr4DFogR1K
Chào mừng bạn đã đến với F.D.O-FORUM DETECTIVE ORGANIZATION nơi dành cho niềm đam mê làm thám tử,nơi chính nghĩa tồn tại . hãy đăng kí ngay để làm một thành viên trong tổ chức tham gia những cuộc phiêu lưu mạo hiểm với những vụ án đầy bí ẩn và bạn hãy là một con ngươi cần cán cân công lý^^lập tức đăng kí để bắt đầu ...........làm thám tử^^ vụ án phiêu lưu lần này sẽ là một cuộc du hành TÊN:
'NGÔI SAO HUYỀN THOẠI" ,thử thách nào đang chờ????

Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối 588688583
Đăng ký



 

 Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối

Go down 
Tác giảThông điệp
Chong Chóng Gió
Đặc vụ toàn quyền FDO
Đặc vụ toàn quyền FDO
Chong Chóng Gió


Posts Posts : 289
Points Points : 38615
Thanked Thanked : 14
Birthday Birthday : 03/08/1995
Join date Join date : 05/12/2011
Đến từ Đến từ : những bí mật ẩn giấu
Age Age : 28

Tài Sản
Tài Sản:
Huy Chương:

Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối Empty
18122011
Bài gửiCách nhận biết khi nào ai đó nói dối

Mình nghĩ cái này có lẽ cũng liên quan tới phá án, điều tra nên post vào đây! Không biết mấy bạn đã đọc cái này chưa, nếu đọc rùi thì thông cảm giùm mình nha!

Hẳn trong số mọi người ở đây, ai cũng rất ghét nói dối nhỉ? d Nếu nói dối cho vui thì không sao nhưng......nếu có mục đích thì lại là một chuyện khác...
Vây bạn có biết làm sao để biết được một kẻ nói dối ko? Nếu chưa biết, xin hãy đọc bài sau:

Giáo sư tâm lý học Edward R. Geiselman, làm việc tại Đại học UCLA, Hoa Kỳ, đã nghiên cứu những vấn đề này trong nhiều năm và đã hướng dẫn các kỹ thuật điều tra, phỏng vấn, cho các thám tử và nhân viên của Cục điều tra liên bang FBI, Cục An ninh Nội địa, Thủy quân lục chiến, cảnh sát ở Los Angeles và cảnh sát trưởng ở các sở, ngành, và nhiều cơ quan quốc tế khác.

Giáo sư tâm lý học Edward R. Geiselman và ba sinh viên của Đại học UCLA, Hoa Kỳ, gồm: Sandra Elmgren, Chris Green và Ida Rystad – đã tiến hành phân tích khoảng 60 nghiên cứu nhằm phát hiện ra sự lừa dối đã được thực hiện trước đây và cũng tiến hành nghiên cứu ban đầu về chủ đề này. Họ đã trình bày kết quả nghiên cứu và hướng dẫn cách thức làm thế nào để thực hiện chương trình đào tạo hiệu quả trong việc phát hiện ra lời nói dối, trên Tạp chí Pháp Y Tâm thần học Hoa Kỳ, số ra trong tuần thứ 2 của tháng 5 năm 2011.

1. Khi được hỏi, người nói dối thường muốn nói càng ít càng tốt. Ban đầu, Geiselman nghĩ rằng, những người nói dối sẽ trau chuốt để xây dựng nên một câu chuyện, nhưng phần lớn họ chỉ cung cấp bộ khung của câu chuyện. Nghiên cứu với các sinh viên Đại học, cũng như với các tù nhân, cũng cho thấy điều này. Các kỹ thuật điều tra, phỏng vấn của Geiselman được thiết kế để nhằm buộc mọi người phải nói chuyện.

2. Mặc dù người lừa dối không thích nói nhiều, họ có xu hướng tự đưa ra một ít thông tin nhằm biện minh cho những gì họ đang nói, để tránh không bị nhắc nhở, vặn vẹo.

3. Người nói dối có xu hướng lặp lại câu hỏi trước khi họ trả lời, có lẽ họ muốn dành thời gian để pha trộn lại một câu trả lời.

4. Người nói dối thường theo dõi phản ứng của người nghe với những gì họ đang nói. "Họ cố gắng tìm hiểu bạn để xem liệu bạn có tin vào câu chuyện của họ," Geiselman nói.

5. Người nói dối thường nói chuyện chậm rãi ở giai đầu bài phát biểu của họ, bởi vì họ cần thời gian để tạo ra câu chuyện của mình và quan sát phản ứng của bạn, và khi họ đã có được câu chuyện xạo của mình, thì họ "sẽ phun ra nhanh hơn," Geiselman nói. Người trung thực sẽ không cảm thấy khó chịu khi họ nói chậm, nhưng mọi kẻ dối trá thường nghĩ rằng: đọc bài diễn văn của mình chậm lại, sẽ làm cho người ta nghi ngờ… "Người trung thực sẽ không thay đổi đáng kể tốc độ phát biểu của họ trong một câu duy nhất," ông nói.

6. Người nói dối có xu hướng sử dụng lại những đoạn câu thường xuyên hơn so với những người trung thực, thường xuyên, họ sẽ bắt đầu một câu trả lời bằng việc: Sao lưu và không hoàn thành câu.

7. Họ thường bậm đôi môi của mình khi được hỏi một câu hỏi nhạy cảm và có nhiều khả năng vuốt mái tóc của mình hoặc tham gia vào các hành vi "chải chuốt". Họ thường chỉ ngón tay vào mình để thể hiện cái tôi, đây cũng là một dấu hiệu của sự lừa dối; trong khi nhìn bề ngoài thì họ rất là bình tĩnh.

8. Người trung thực, nếu bị thách thức, vặn vẹo về chi tiết câu chuyện, họ thường phủ nhận rằng họ đang nói dối và giải thích nhiều hơn, trong khi những kẻ lừa dối nói chung sẽ không cung cấp chi tiết cụ thể hơn.

9. Khi được hỏi một câu hỏi khó, những người trung thực thường sẽ xem đi, xem lại, bởi vì câu hỏi loại này đòi hỏi phải tập trung cao độ, trong khi những người không trung thực sẽ tìm ra câu trả lời chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Nếu những người không trung thực cố gắng dùng mặt nạ như những phản ứng bình thường để nói dối, họ sẽ nói chuyện được rõ ràng hơn, Geiselman nói. Trong số những kỹ thuật mà Giáo sư tâm lý học Edward R. Geiselman giảng dạy, để cho phép các thám tử moi ra sự thật từ những kẻ nói dối là:

- Có người kể câu chuyện của họ một cách ngược đời, bắt đầu từ phần cuối câu chuyện trở về đầu, theo một hệ thống hẳn hoi. Nhà điều tra nên hướng dẫn họ theo mạch câu chuyện một cách đầy đủ và chi tiết nhất có thể. Kỹ thuật này, là một phần của một "cuộc phỏng vấn liên quan đến nhận thức" được phát triển bởi Giáo sư Geiselman và Ronald Fisher, thời gian trước đây nguyên là một nhà tâm lý học làm việc tại UCLA, còn hiện nay đang làm việc tại Đại học Quốc tế Florida, Hoa Kỳ "tăng áp lực nhận thức để buộc kẻ nói dối lộ diện." Một người lừa đảo, thậm chí là một "kẻ nói dối chuyên nghiệp," là "luôn bị áp lực về sự nhận thức" chẳng hạn như khi kẻ dối gạt trong khi đang cố gắng để câu chuyện của mình trở nên hợp lý, trong khi đó lại phải theo dõi phản ứng của bạn.

- Hãy hỏi câu hỏi mở để có được họ cung cấp càng nhiều chi tiết và đầy đủ thông tin nhiều nhất có thể ("Bạn có thể cho tôi biết thêm về ...?" "Nói cho tôi biết chính xác ..."). Đầu tiên đặt câu hỏi chung, và tiếp sau đó là đặt các câu hỏi cụ thể hơn.

- Bạn đừng có ngắt lời, hãy để cho họ nói chuyện và sử dụng kỹ thuật im lặng, dừng lại khi đang nói chuyện, để khuyến khích họ nói chuyện. Nếu một người nào đó đang ở một nơi công cộng khác, đang có hành vi đáng ngờ và khi bạn tiếp cận đối tượng, bạn chỉ cần đề nghị đối tượng trả lời một số câu hỏi: nhằm mục đích đánh giá liệu đối tượng là người đáng tin cậy hay là một kẻ nói dối. Nếu đối tượng chỉ thể hiện 1 hoặc 2 chi tiết cờ đỏ, bạn có thể cho họ đi.

Giáo sư Geiselman đã thử nghiệm kỹ thuật moi ra sự thật từ những lời dối trái với hàng trăm sinh viên đại học UCLA, Hoa Kỳ và trong các nghiên cứu này, ông và các đồng tác giả đã phân tích các dữ liệu liên quan đến hàng ngàn người.

Phát hiện lừa dối là một việc làm khó khăn, Geiselman nói, tuy nhiên, chương trình đào tạo kỹ năng phát hiện lời nói dối mang lại những lợi ích rất to lớn. Chương trình cần phải được mở rộng: giai đoạn tiếp theo nên cho các học viên xem các tình huống qua các đoạn video, và giai đoạn kế tiếp: có thể vừa huấn luyện thông qua các đoạn video ngắn vừa mô phỏng các cuộc phỏng vấn, điều tra có thực. Việc đào tạo nên được tiến hành trong nhiều ngày với mỗi giai đoạn diễn ra trong 1 hoặc 2 tuần.

"Mọi người có thể được học hỏi các kỹ thuật tốt hơn để phát hiện ra kẻ nói dối," Geiselman nói. "Tuy nhiên, sở cảnh sát thường không cung cấp nhiều hơn một ngày đào tạo cho các thám tử của họ, nếu có, và nghiên cứu này cho thấy rằng, bạn thật sự không thể học hỏi được nhiều kỹ thuật chỉ trong một ngày."

Khi Geiselman tiến hành đào tạo với các nhân viên điều tra hàng hải, ông thấy rằng họ thật sự có năng khiếu, ấn tượng chính xác trong việc phát hiện kẻ nói dối, ngay cả trước khi việc đào tạo bắt đầu. Ngược lại, ở các sinh viên đại học trung bình tỉ lệ này chỉ có 53 % và với việc đào tạo rút ngắn, "chúng ta thường làm cho tình hình tệ hơn," ông nói.

"Nếu không qua đào tạo, nhiều người nghĩ rằng họ có thể phát hiện sự lừa dối, nhưng nhận thức của họ thường không liên quan đến khả năng thực tế của họ. Khóa đào tạo không đầy đủ thường dẫn tới việc phân tích sai tình huống và dẫn đến hiệu quả ngược trong công việc."

Giáo sư Geiselman hiện đang phát triển một chương trình đào tạo mà ông hy vọng sẽ mang hiệu quả cao học tập và do đó sẽ nhân rộng mô hình giảng dạy này.

Các cuộc phỏng vấn liên quan tới nhận thức được Geiselman và Fisher phát triển, hoạt động tốt đối với cả: các nghi phạm hình sự và các nhân chứng. Giáo sư Geiselman nghĩ rằng những kỹ thuật này có hiệu quả tốt trong: các tình huống nghi phạm không phạm tội, nhưng cho biết nghiên cứu bổ sung nên được thực hiện trong lĩnh vực này.

Trong năm 2012, Giáo sư Geiselman lên kế hoạch giảng dạy cho các thám tử cảnh sát thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ: các kỹ thuật điều tra, phỏng vấn và nhận dạng lời nói dối.

Cuối tháng này, Geiselman sẽ tới Hong Kong để tham gia chương trình đào tạo về điều tra, phỏng vấn cho Ủy ban Độc lập chống tham nhũng.

Một khóa học giảng dạy về điều tra, phỏng vấn cho binh lính trước khi tham gia cuộc chiến Iraq, nhờ vào các kỹ thuật phỏng vấn liên quan đến nhận thức đã được sử dụng, giúp ngăn chặn một số hoạt động nổi dậy ở Iraq, nhằm cứu sống nhiều người, Geiselman thông báo.

Geiselman cũng đã làm việc với cảnh sát ở Los Angeles về kỹ thuật hiệu quả cho việc phỏng vấn trẻ em, khi mà các em này có thể đã bị lạm dụng tình dục và đã giúp phỏng vấn các nạn nhân, tội phạm cho các sở cảnh sát trên khắp đất nước trong các trường hợp xảy ra các vụ án mạng nghiêm trọng. Nghiên cứu của ông đã được tài trợ bởi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ.

Hồ Duy Bình (Theo Universityofcalifornia)
Về Đầu Trang Go down
Share this post on: reddit

Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối :: Comments

KAITO_KID_1412
Re: Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối
Bài gửi 19/12/2011, 8:48 am by KAITO_KID_1412
hì,bài này kid cũng cop thui :e: ,nhưng vẫn post lên đây,hi vọng là giúp được j cho ai đó... ^
Nhận biết sự lừa dối

Như các bạn đã biết, nói dối là hành động nhằm che đậy đi những việc không muốn cho người khác biết. Và cùng với mong muốn đó bộ não sẽ tạo dựng một kịch bản hoàn hảo giúp ta che đậy, nhưng không mai cho chúng ta vì cơ thể lại là một điễn viên tồi, những hành động gượng gạo và các cử chỉ theo thói quen lại làm hỏng hết cả kịch bản. :l:
Sau đây là 7 dấu hiệu nói dối thường gặp nhất để giúp bạn khám phá phần nào đối tác của mình:
1.Che miệng: Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối 2528694922
Có thể các bạn nghĩ những điều này thật nhảm nhí, những hành động này quá quen thuộc hằng ngày không thể nào xem là hành động che giấu được, nhưng bạn có biết chính vì quá quen thuộc nên nó đã trở thành một điểm yếu của người nói dối. Theo tiềm thức khi nói ra một điều gì đó, bộ não luôn xác minh tính chính xác của sự việc và theo cảm tính bàn tay sẽ che miệng lại để giữ lấy phần bí mật. Ở người lớn điệu bộ này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như tay chống càm một hoặc 2 ngón tay che trước miệng, hoặc cũng có thể thay thế bằng việc ho và lấy bàn tay che miệng lại (trừ trường hợp bị bệnh). Điệu bộ này cũng có thể xuất hiện ở người đang nghe bạn nói, ngụ ý nghi ngờ về tính chính xác của điều bạn đang trình bày, khi thuyết trình các bạn hãy chú ý đến những thái độ của người nghe để biết cách thể hiện tốt hơn.
2.Sờ mũi và gãi mũi
Các nhà khoa học thuộc sở nghiên cứu Điều trị Thính giác và Vị giác ở Chicago phát hiện ra khi nói dối một chất hóa học có tên là Catecholamin sẽ được tiết ra làm cho các mô bên trong mũi căng lên đồng thời huyết áp tăng lên. Hai yếu tố này tác động làm cho các dây thần kinh bên trong mũi ngứa lên khiến người nói dối phải dùng tay sờ vào mũi để làm dịu cảm giác “ngứa”, điệu bộ này được thực hiền rất nhanh 1 hoặc hai lần. Chuyên gia thần kinh học Alan Hirsch và chuyên gia tâm thần học Charles Wolf phân tích lời khai của Bill Clinton trước ban hội thẩm về chuyện quan hệ với Monica Lewinsky. Kết quả cho thấy Bill Clinton hiếm khi sờ mũi khi nói thật nhưng khi nói dối ông liên tục sờ mũi cứ 4 phút một lần.(*) Còn hành động gãi mũi thường được người nghe sử dụng khi cảm thấy câu chuyện của người nói có vấn đề.
3.Giụi mắt
Các bạn có biết về 3 con khỉ, một con che mắt, một che tai, một che miệng không? Theo mình nhớ, ko biết chính xác không thì nó có xuất xứ từ 400 năm trước tại một bức phù điều ở chùa Toshogu ở Nhật Bản. Con bịt tai tên là Kikazaru ngụ ý là “không nghe điều xấu”, con che miệng tên là Iwazaru ngụ ý “không nói điều xấu” con còn lại bịt mắt tên là Mizaru ngụ ý là “không nhìn điều xấu”. Chúng ta cũng vậy, khi nói dối người nói vô tình đưa bàn tay lên giụi mắt, hoặc chạm nhẹ vào dưới mí mắt. Ở nam giới có khi bạn có thể nhìn thấy hành động giụi mắt rất mạnh và quay mặt đi khi lời nói dối trắng trợn.
4.Vuốt tai
Không như con khỉ Kikazaru, con người không bịt cả tai lại mà thay vào đó là hành động dùng tay vuốt lên tai hay những vùng xung quanh tai,thể hiện sự bất an.
5.Gãi cổ
Điệu bộ dùng ngón trỏ của bàn tai thuận gãi vào vùng cổ phía sau thể hiện sự không chắc chắn, điệu bộ này thường xuất hiện ở những người có thái độ trung lập, lập trường không vững. Những lời nói dối như “tôi thật sự biết cảm giác của bạn lúc này như thế nào!” thì có thể thấy đi kèm theo sau thương là hành động gãi cổ.
6.Kéo cổ áo
Desmond Morris là người đầu tiên phát hiện ra những lời nói dối sẽ kèm theo cảm giác ngứa ở một số vùng da như cổ và mặt, đồng thời người nói dối thường thấy nóng ở vùng cổ khiến xuất hiện động tác kéo cổ áo cho thoáng. Hành động kéo cổ áo cũng thường xuất hiện khi ai đó tức giận hay sắp xải ra một “cuộc chiến”.
7.Đưa ngón tay vào miệng
Khi nói dối người ta thường hay tìm cho mình cảm giác quen thuộc mục đích chủ yếu là để trấn tỉnh và tăng thêm tự tin. Ta có thể bắt gặp hình ảnh đưa ngón tay vào miệng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường là đưa ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào mội. Hành động này tạo cảm giác an toàn.....^^.
:e:


Khổng Minh
Re: Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối
Bài gửi 19/12/2011, 1:53 pm by Khổng Minh
ngoài ra thì còn qua đôi mắt nữa,cửa sổ tâm hồn
Khổng Minh
Re: Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối
Bài gửi 16/1/2012, 7:16 pm by Khổng Minh
- Khi khảo sát mọi người bằng một câu hỏi :" Bạn có thể đọc được suy nghĩ của người đang giao tiếp với mình hay không ?" hầu hết mọi người đều trả lời là không! : suy nghĩ của người khác thì làm sao biết được!, chỉ có trời mới biết!
- Nhưng khi ta đi chuyên sâu vào các lĩnh vực về con người, tâm lý, giao tiếp, lôgic,...Chúng ta có thể đoán được phần nào đó suy nghĩ của người khác đang giao tiếp với mình, từ đó đưa ra hành động thích hợp.


Văn phòng thám tử - Hình minh họa

II/Cơ sở phát hiện người nói dối:
- Hành vi bao gồm : lời nói, cử chỉ, hành động và cảm xúc, người nói dối khó lòng kiểm soát hết cả 3 yếu tố đó cùng một lúc giao tiếp. sẽ có lúc để lộ sơ hở, người biết nắm bắt những điểm sơ hở đó sẽ phần nào hiểu được tâm địa của người kia. Những hành vi đó có thể kể đại loại như sau:
- Liếc mắt, mắt không nhìn thẳng người giao tiếp
- Đồng tử co dãn
- tay hoạt động nhiều, đủ mọi tư thế.
- nhịp thở nhanh dần ( không phải thở hình hịnh, mà hơi nhanh hơn so với lúc đầu)
- sắc mặt nhạt dần
- chớp mắt nhiều hơn bình thường
- có những hành động như vơi đi sự căng thẳng
- hít sâu khi nói, thở bằng miệng
trên chỉ là một số ít những hành vi của người nói dối, cho dù chi tiết đó thể hiện rất nhỏ, kín, nhưng ta phải nắm bắt


III/ Kết hợp giữa tình huống và sự thiếu bình thường trong lời nói cử chỉ của người giao tiếp để phán đoán:
- trong giao tiếp, ta phải nắm bắt những sự thiếu bình thường, những sự thiếu bình thường trong lời nói cử chỉ của người giao tiếp, nó có thể là những hành vi, lời nói khác với thường ngày, khác với cách cư xử hằng ngày của họ.( ta hiểu là những hành vi không bình thường so tình huống)
- công thức nôm na:
Người A có hành vi, cử chỉ, lời nói không bình thường K, trong hoàng cảnh N ta đưa ra kết luận L và Hành động D


A------> K<-------------N
|..........|..................|
|..........|..................|
|..........|___> L <___|
|...................|........
|...................|........
|...................|........
|___________D.......
- ta phải liên tưởng đến 1 câu : tại sao lại hành động K? chỉ có thể là L!
Cử chỉ không bình thường có thể là : VD :
- nói nhấn mạnh một từ, cụm từ
- hỏi 1 câu theo loại 50/50
- nhìn chằm vào một vật
v.v....

rất rất nhiều không thể nói hết, nghe những vd trên có vẻ chẳng có gì đặc biệt, nhưng nếu trong trường hợp, hoàng cảnh khác nhau nó có thể nói lên nhiều điều


Sưu Tầm
 

Cách nhận biết khi nào ai đó nói dối

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng Đồng Thám Tử Việt Nam  :: Bảo Tàng Ngôi Sao May Mắn-
Chuyển đến