Cộng Đồng Thám Tử Việt Nam
Án mạng trong thang máy  Images?q=tbn:ANd9GcS028vH7PY9XNouGUNpYRUFur40m7MnoPKHxuXvFmHr4DFogR1K
Chào mừng bạn đã đến với F.D.O-FORUM DETECTIVE ORGANIZATION nơi dành cho niềm đam mê làm thám tử,nơi chính nghĩa tồn tại . hãy đăng kí ngay để làm một thành viên trong tổ chức tham gia những cuộc phiêu lưu mạo hiểm với những vụ án đầy bí ẩn và bạn hãy là một con ngươi cần cán cân công lý^^lập tức đăng kí để bắt đầu ...........làm thám tử^^ vụ án phiêu lưu lần này sẽ là một cuộc du hành TÊN:
'NGÔI SAO HUYỀN THOẠI" ,thử thách nào đang chờ????
Cộng Đồng Thám Tử Việt Nam
Án mạng trong thang máy  Images?q=tbn:ANd9GcS028vH7PY9XNouGUNpYRUFur40m7MnoPKHxuXvFmHr4DFogR1K
Chào mừng bạn đã đến với F.D.O-FORUM DETECTIVE ORGANIZATION nơi dành cho niềm đam mê làm thám tử,nơi chính nghĩa tồn tại . hãy đăng kí ngay để làm một thành viên trong tổ chức tham gia những cuộc phiêu lưu mạo hiểm với những vụ án đầy bí ẩn và bạn hãy là một con ngươi cần cán cân công lý^^lập tức đăng kí để bắt đầu ...........làm thám tử^^ vụ án phiêu lưu lần này sẽ là một cuộc du hành TÊN:
'NGÔI SAO HUYỀN THOẠI" ,thử thách nào đang chờ????

Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Án mạng trong thang máy  588688583
Đăng ký



 

 Án mạng trong thang máy

Go down 
Tác giảThông điệp
[LTD] ke_thich_dua
đặc vụ thâm niên FDO
đặc vụ thâm niên FDO
[LTD] ke_thich_dua


Posts Posts : 128
Points Points : 14339
Thanked Thanked : 0
Join date Join date : 26/09/2012

Án mạng trong thang máy  Empty
05102012
Bài gửiÁn mạng trong thang máy

ÁN MẠNG TRONG THANG MÁY

Truyện trinh-thám 008; Tác-giả: Z-29

Thay lời giới-thiệu: Nhân vật chính thám tử 008 Văn-Lang là một võ sư trẻ người Việt, trên dưới 30 tuổi có quốc tịch Nhật-Bản được huấn luyện tại xứ “Hoa Anh Đào” này. Chàng theo học với các võ sư Sương-Điền Bảo-Chiêu và Phạm-Lợi; sau đó sống bằng nghề dạy võ, được sở cảnh sát Nhật mướn làm huấn luyện viên võ thuật cho sở cảnh sát Đông-Kinh. Thấy chàng thông minh lanh lẹ, lại nói được nhiều ngoại ngữ, sở cảnh sát nhân tiện mời chàng làm thám tử nhằm mục đích giúp họ điều tra nhiều vụ sát nhân hay những màn bí mật của nhiều băng đảng tại nhiều cộng đồng khác nhau gây ra như cơm bữa tại Đông-Kinh. Một hôm, một viên chức cao cấp Louis Winston thuộc sở cảnh sát liên bang Hoa-Kỳ tại Hoa Thịnh-Đốn trong một chuyến qua thăm Nhật-Bản tình cờ khám phá được chàng liền bàn với sở cảnh sát liên bang Hoa-Kỳ điều đình với sở cảnh-sát Đông-Kinh trả một số tiền khổng lồ mượn chàng về giúp họ một thời gian điều tra những vụ băng đảng có liên quan đến “xã hội đen”, hay những vụ bí ẩn cần điều tra manh mối, nhất là trong cộng đồng Việt-Nam tại Hoa-Kỳ. Chàng được đặt cho biệt danh là “Thám-tử 008”.

***
Chương 1:

-Chào ông chủ!
-Khỏe không anh Mark?
Nhân viên phục vụ giữ thang máy ở lầu 1 trong cao ốc cúi đầu lễ phép chào người đàn ông có tuổi ăn mặc lịch sự cầm chiếc va-li nhỏ trên tay, đang trên đường tiến lại gần, nói:
-Cám ơn ông chủ. Nhờ trời thương, ông chủ thương chăm sóc ban cho công ăn việc làm ổn định nên cả gia đình và bản thân tôi lúc nào cũng vẫn khỏe.
Người đàn ông dừng bước. Ông ta tuổi trạc lục tuần (#1), thân mật đưa tay ra bắt, lịch sự nói với người giữ thang máy tên Mark:
-Vậy là tốt lắm. Nhưng anh Mark này! Anh làm việc với tôi bao nhiêu lâu rồi mà anh vẫn khách sáo quá vậy? Tôi có tên sao không chịu gọi mà cứ ‘ông chủ này’ với ‘ông chủ nọ’ hoài như vậy? Cứ gọi tôi là ‘Clayton’, thậm chí dùng tên cúng cơm tôi là ‘Walter’ mà gọi cho thân mật đi!
Mark, người phục vụ giữ thang máy tỏ vẻ dè dặt:
-Dạ, bản tính ông chủ thật tốt và thích hòa đồng với mọi người, quá thương tôi nên nói vậy. Nhưng dù ông chủ có cho phép như vậy, tôi thật tình không dám vô phép đâu.
Người được gọi là ‘ông chủ’, tức Walter Clayton cười, nói:
-Thôi! Anh từ từ nghĩ lại đi. Tôi không hề đặt ranh giới với anh mà anh cứ đặt ranh giới với tôi hoài đó nghe!
Mark chưa kịp trả lời, ông Walter Clayton đã nói tiếp:
-Nghe nói con trai anh sắp cưới vợ phải không? Chừng nào vậy?
-Dạ, tháng tới, thưa ông chủ.
-Nhớ nhắc tôi nghe. Thế nào tôi cũng đến tham dự tiệc cưới của cháu, trừ trường hợp tôi không được mời thì chẳng kể. Nghe đâu cháu cũng thích nghề báo thì phải. Nếu cần gì cứ bảo cháu ấy gọi tôi, hoặc bảo ‘cha cháu’ cho tôi biết nhé.
Mark bấm nút thang máy, môi nở nụ cười, nói:
-Ông chủ vui tính quá! Dĩ nhiên là phải mời ông rồi. Ông chủ không phải chỉ là khách không thôi mà còn là khách danh dự của gia đình nữa. Thật bao nhiêu năm qua gia đình được no ấm, con trai tôi được học tới nơi tới chốn, nay sắp sửa lập thân là đều nhờ ông chủ ban ơn cho cả. Nay ông chủ lại còn có ý giúp đỡ cháu nữa. Thật không biết kiếp nào gia đình tôi mới đền đáp ơn sâu của ông chủ ban cho.
Vừa lúc đó, thang máy được mở ra. Ông chủ móc một tờ giấy bạc dúi vào tay Mark, nói:
-Thôi, đừng có nói mấy chuyện lẩm cẩm đó nữa, tôi không thích đâu. Anh cầm lấy mà mua cà phê uống lai rai, chứ đứng trông coi cả ngày vừa mệt vừa nhàm chán, làm sao chịu nổi. Nhớ chừng nào đám cưới cháu thì phải nhắc cho tôi biết đó nghe.
Nói dứt lời, ông Walter Clayton bước vào thang máy. Mark ngoái cổ vào bên trong thang máy, đưa tay bấm nút số 20 xong, liền cúi đầu lễ phép:
-Cám ơn ông chủ. Ông cần gì cứ việc sai bảo hay chuyển lời qua cô Vanessa cũng được. Xin chúc ông một ngày làm việc vui vẻ.
Ông Walter Clayton nở nụ cười, đưa tay chào Mark. Thang máy từ từ khép lại. Mark sau đó liền nhấc điện thoại trong cái hộp sắt trên tường gọi.
-A lô, cô Vanessa đấy hả? Xin báo cho cô biết là ông chủ trên đường lên đó. Tôi chỉ thông báo như thường lệ vì sự an toàn của ông chủ đó thôi.
-…..
-Cám ơn cô. Cần gì cứ cho tôi biết.
Mark vừa gác máy thì một người đàn ông ăn mặc lịch sự với gương mặt lạnh lùng từ đâu bước tới hỏi thăm:
-Tôi có hẹn với ông Walter Clayton, chủ nhiệm báo Chicago Times vào lúc 8 giờ đúng tại lầu 20. Thang máy này sẽ đưa tôi lên lầu thứ 20 phải không anh?
Mark gật đầu, khẽ nói:
-Vâng, nhưng phiền ông dùng thang máy trái, kế bên, vì thang máy này chỉ đặc biệt dành riêng cho ông chủ dùng mà thôi.
Người đàn ông khẽ nói lời cám ơn rồi bước sang chờ thang máy trái bên cạnh. Không đầy mấy giây sau, thang máy kế bên mở ra, ông ta bước vào và bấm nút lên thẳng phía trên.
Vừa lúc đó, một người đàn ông khác, cũng đứng tuổi vào khoảng trung niên bước tới. Mark vừa nhìn thấy người này lập tức cúi đầu chào:
-Chào ông Donato. Bữa nay sao ông tới sớm hơn mọi khi vậy?
Người đàn ông tên Donato bước tới đứng ngay thang máy bên trái, cười thân mật chào lại, khẽ hỏi:
-Anh Mark khỏe không? Bởi tôi có hẹn sớm hôm nay nên buộc lòng phải tới sớm đó thôi chứ Frank Donato này đâu có siêng năng dữ vậy, mặc dù gần như cống hiến cả cuộc đời mình cho cho tờ báo Chicago Times, cũng như xem chốn này như nhà của mình! Chẳng hay ông Clayton đã tới chưa?
Mark gật đầu, đáp:
-Cũng vừa tới thôi. Nếu ông tới sớm một phút thì gặp ông chủ rồi. Nhưng bây giờ ông lên trên chắc chắn sẽ gặp thôi. Ông vừa lỡ chuyến thang máy chừng mấy giây thôi.
Ông Frank Donato buông tiếng cười ha hả, vui vẻ nói:
-Sớm vài giây, trễ vài giây có hề hấn gì đâu chứ! Tôi không lo thì thôi, anh bận tâm làm gì.
Ghé mắt nhìn đồng hồ trên tay, ông Frank Donato tán gẫu, nói tiếp:
-Tôi có hẹn gặp ông chủ vào lúc đúng 8 giờ sáng nay để cùng ông ta bàn công chuyện với một người khách. Bây giờ là 7 giờ 59 phút. Tôi lên đến nơi thì vừa đúng hẹn.
Mark nhanh nhẩu, nói:
-Vậy cái người đàn ông vừa mới tới sau ông chủ ít giây và trước ông ít giây chắc chắn là người mà ông chủ với ông có hẹn rồi, vì chính ông ta nói có hẹn với ông chủ vào lúc 8 giờ.
-Cám ơn anh.
Thang máy lúc đó từ từ mở ra, Frank Donato khẽ bước vào, bấm nút. Mark đưa tay chào Frank Donato theo kiểu nhà binh, và ông ta cũng mỉm cười, giơ tay lịch sự chào lại.

***

Tại lầu 20, cô thư ký ngồi nhìn đống hồ sơ đang chất ‘cao như núi’ trước mặt mà ớn lạnh. Cô chán ngán, khẽ lắc đầu, tự nhủ, than thầm:
-Công việc thật là bề bộn, chồng chất, làm hoài không xuể. May mà mình có một ông chủ hiền đức dễ dãi như ông Walter Clayton chứ giá mà làm cho người khác thì chắc đã bị đuổi việc mất đất rồi!
Vừa lúc đó, cánh cửa thang máy đối diện cô ta chừng 10 thước từ từ mở ra. Nhưng lạ thay, bên trong nhìn thấy trống rỗng không có bóng một ai cả. Sau đó, cánh cửa thang máy tự động khẽ đóng lại. Vanessa cau mày, nhấc điện thoại gọi xuống lầu 1.
-A lô! Mark đấy hả? Tôi, Vanessa đây. Anh nói ông chủ đang trên đường đi lên, nhưng khi thang máy vừa mở ra thì tôi nào có thấy ông chủ bên trong đi ra hay một mống nào khác đâu!
-……
-Tôi nói thật chứ đùa gì với anh chuyện này chứ! Tôi rất thích tếu, rất thích đùa giỡn, nhưng ai lại đùa vào cái giờ hành chánh (#2) ác ôn này đâu chứ!
-……
-Đúng, theo tôi được biết ông chủ và ông Frank Donato có hẹn với khách vào lúc 8 giờ sáng nay tại phòng làm việc của ông ta. Vị khách của ông chủ cũng như ông Donato đã có mặt ở đây cả rồi, đang ngồi chờ ông chủ tại phòng đợi. Anh cũng thừa biết tính và thói quen của ông chủ mà. Lúc nào ông ta cũng đúng giờ cả. Chỉ có ông ta đợi khách chứ chẳng bao giờ để khách phải đợi ông ta đâu. Mặc dù bây giờ chỉ mới có 8 giờ lẻ 5 (8:05AM) phút, nhưng đối với ông chủ thì đây là một chuyện hết sức bất thường, do đó tôi mới gọi xuống hỏi anh cho chắc ăn. Từ khi đến đây làm việc, tôi chưa bao giờ thấy ông chủ trễ 1 phút. Do đó, 5 phút trễ với ông ta là tương đương với cả hơn tiếng đồng hồ trễ so với những người thường.
-……
-Phải, anh nói cũng chí lý, sao tôi lại không nghĩ tới điều đơn giản đó? Rất có thể ông ta cần gì cấp bách nên dừng lại lầu nào dặn dò ai điều gì hay lấy cái gì như anh nói. Thôi, xin lỗi đã làm phiền anh nhiều. Có gì nói chuyện sau nhé. Khi nào ông chủ đến thì tôi cũng gọi xuống cho anh yên lòng.
Vanessa, cô thư ký khẽ buông điện thoại xuống, rồi nhắp một hớp trà. Cô mở máy vi tính bắt đầu làm việc. Vừa lúc đó, điện thoại reng lên. Vanessa khẽ cười nhạt, tự nói một mình vừa đủ cho cô nghe:
-Rồi, một ngày làm việc chính thức bắt đầu.
Tiếng người phía bên kia điện thoại nói liền một tràng. Chỉ thấy mặt cô Vanessa chợt biến sắc, xanh lại như tàu lá.
-Hả? Sao hả Linda? Cô nói sao? Có thật không? Cô có trông lầm hay chỉ là tưởng tượng đó mà thôi?
……
-Được, để tôi cho người coi thử xem sao.
Vanessa vừa gác máy xuống thì điện thoại lại tiếp rục reng. Cô chụp liền máy trả lời.
-A lô.
-……
-Trời! Có thật không đó Tina? Thật là chuyện không tưởng tượng nổi! Tôi vừa nói chuyện với cô Linda ở lầu 6 xong. Chính Linda cũng nói là hình như trông thấy một người đàn ông nằm dưới sàn, nhưng vì thang máy đóng cửa lẹ quá nên cô ta không hiểu có trông lầm không, mà chính tôi cũng hỏi rõ xem cô ta có bị hoa mắt hay là đêm qua coi phim kinh dị nên sáng nay còn bị ám ảnh cho nên nhìn thấy ảo ảnh, tâm trí sinh ra nhiều tưởng tượng không? Nay Tina thấy như vậy thì không còn nghi ngờ gì nữa. Để tôi gọi cảnh sát ngay bây giờ.
Gác điện thoại, không chút chậm trễ, Vanessa quay ngay số 911 gọi cảnh sát, giọng hớt ha hớt hãi:
-Tôi, người gọi tới quý vị là Vanessa, thư ký riêng của ông Walter Clayton, chủ nhiệm tờ báo Chicago Times. Tôi xin báo cáo, hình như nơi đây xảy ra án mạng. Ai là người có thẩm quyền để tôi có thể trình bày sự việc?
-……
-Vâng, tôi đợi máy.
-……
-Vâng, tôi là Vanessa, thư ký của ông Walter Clayton, chủ nhiệm tờ Chicago Times tại cao ốc Chicago Times Tower. Có nhân viên lầu 6 gọi báo cho tôi biết là có nhìn thấy thoáng qua hình như có người đàn ông nằm dưới sàn trong thang máy, vừa buông điện thoại xuống thì lại có nhân viên ở lầu 5 gọi báo tin liền tức thì rằng thấy xác ông Walter Clayton nằm dưới sàn thang máy. Xin sở cảnh sát cho ngay nhân viên công lực tới lập biên bản cũng như gửi luôn cả thám tử tới điều tra.
-……
-Như thường lệ, tôi đến sở vào lúc 7 rưỡi hàng ngày, kể cả hôm nay cũng không ngoại lệ. Mark, người trông coi thang máy ở lầu 1 cũng theo thường lệ, dùng điện thoại gọi báo cho tôi biết hàng ngày mỗi khi ông Clayton trên đường lên lầu 20. Chuyện xảy ra thật là ngoài sức tưởng tượng trước sau chỉ có mấy phút đồng hồ, đó là kể cả thời gian tôi nói chuyện điện thoại với Tina ở lầu 5 và Linda ở lầu 6 khi 2 người này báo tin.
-……
-Được, tôi sẽ theo lời ông dặn, sẽ gọi loa thông báo hung tin cho tất cả mọi tại Chicago Times Tower này biết, bảo tất cả mọi người tại đây bất kỳ là ai, đang làm gì thì ở yên đấy, và cho biết cảnh sát ra lệnh phong tỏa nơi này, ‘nội bất xuất ngoại bất nhập’ (#3)!

Chú thích:

(#1) Lục tuần: từ 60-69 tuổi.
(#2) Giờ hành chánh: giờ làm việc, thường từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, hoặc 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
(#3) Nội bất xuất ngoại bất nhập: Ở trong không được ra, ở ngoài không được vào.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Share this post on: reddit

Án mạng trong thang máy :: Comments

[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:44 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 2:

-Về Hoa Thịnh Đốn (#1) nhớ gọi cho tôi biết ngay nhé, Văn Lang. Một lần nữa, cám ơn nhiều lắm nhé bạn hiền. Cũng cho tôi gửi lời thăm ông Louis Winston luôn nhé.
-Không có chi, đừng khách sáo mà ông Mike. Dĩ nhiên về tới nơi tôi phải gọi cho ông hay rồi, làm sao quên chuyện đó được.
Văn Lang đưa tay định bắt thì điện thoại ông Mike Rắn Hổ reng thành thử chàng phải đợi. Chàng để ý nghe cuộc đối thoại qua điện thoại, đã hiểu phần nào và nhận thấy có điều gì có vẻ gay cấn. Giọng ông Mike Rắn Hổ có vẻ gay gắt:
-Thật khổ hết chỗ nói. Chuyện này vừa dứt thì chuyện khác lại đến. Muốn nghỉ mệt một chút cũng không xong!
-……
-Sao? Chuyện động trời như vậy à?
-……
-Nghe ông nói tôi có cảm tưởng sao giống như truyện ma vậy…
-……
-Sở cảnh sát Chicago thiếu gì thám tử tài ba chứ… chẳng hạn như Richie Hollinger…
-……
-Tôi cũng đồng ý! Nhưng tôi cùng Văn Lang đang ở tại phi trường O’Hare. Anh ta đang chờ chuyến bay về lại Hoa Thịnh Đốn. Chúng ta thiếu nợ Văn Lang quá nhiều rồi, tôi thật tình không dám phiền anh ta nữa đâu. Anh ta trước sau giúp chúng ta bao nhiêu vụ rồi, kể cả…
Văn Lang bỗng ngắt lời ông Mike Rắn Hổ cho dù ông ta đang nói điện thoại:
-Có phải lại có chuyện rắc rối hay án mạng gì, và sở cảnh sát Chicago muốn tôi khoan về lại Hoa Thịnh Đốn để ở lại giúp họ phải không? Nếu là vậy ông cứ nhận lời đi, không sao. Lỡ vào trong nghề rồi thì phải chịu thôi, cùng lắm là phải hoãn lại chuyến bay và ở lại đây thêm ít lâu là cùng, có gì đâu. Miễn là ông gọi báo cáo xin phép ông Louis Winston, xếp tôi là được. Đã ‘trót’ thì cho ‘trét’ luôn!
Mike Rắn Hổ nghe nói phấn khởi tinh thần, trả lời đầu dây bên kia:
-May cho các ông lắm đó, anh Văn Lang chịu nhận lời rồi. Được, chúng tôi sẽ có mặt trong vòng 15 phút.
Gấp điện thoại di động, ông Mike Rắn Hổ cùng Văn Lang nhìn nhau, không hẹn mà cả hai người cùng nhún vai rồi bật cười lên.
-Chúng ta đi thôi!
-Phải!

***

Văn Lang quan sát hiện trường để ý từng chỗ một trong thang máy. Chàng nhận xét, thấy cả hai mặt thang máy đều ra vào được, tùy cách thiết kế của từng lầu ra vào bằng ngõ nào thôi. Chắc chắn có nhiều lầu khi vào thì vào một cửa và khi lên đến trên lại phải đi ra bằng cửa phía đối diện. Dưới sàn thang máy có một vệt máu dài chừng vài tấc. Chàng phải lắc đầu, chặc lưỡi:
-Lần đầu tiên trong đời tôi thấy một chuyện lạ lùng như thế này xảy ra, một vụ giết người hết sức kỳ bí. Muốn tìm ra sự thật coi bộ không phải là chuyện dễ rồi! Nếu bảo thủ phạm núp sẵn trong thang máy thì chuyện quá vô lý. Mà cho dù là thế đi nữa thì đào tẩu bằng cách nào? Làm sao qua mắt được mấy cô thư ký các lầu 20, lầu 6 và lầu 5 như lời tường thuật của tất cả?
Mark, người giữ thang máy lên tiếng:
-Không có chuyện người nào trốn sẵn trong thang máy được đâu, thưa ông Văn Lang. Tôi bảo đảm là như vậy. Thang máy này chỉ đặc biệt dùng riêng cho ông Walter Clayton. Lúc nào cũng vậy, tôi xem xét kỹ càng, không cho ai sử dụng nó hết, ngoài ông chủ. Hơn nữa, giả dụ có người nào trốn trước trong đó đi chăng nữa thì thử hỏi trốn nơi đâu? Và làm sao qua mắt tôi được?
Văn Lang cười, nói:
-Tôi nói cho vui vậy thôi chứ dĩ nhiên, làm sao có chuyện trốn sẵn trong thang máy trước được.
Suy nghĩ vài giây, Văn Lang hỏi:
-Mark, theo anh thấy thì ông Walter Clayton có kẻ thù nhiều không?
Mark thở dài, đáp:
-Theo thiển kiến của tôi thì ông Clayton khó mà có kẻ thù được. Ông ta đối xử với nhân viên, người làm rất là từ ái, không bao giờ dùng đến quyền hành cả. Thậm chí một lời nói nặng còn chưa có nữa. Không phải riêng tôi nghĩ vậy đâu, ông cứ hỏi mọi người ở đây thì biết là tôi nói thật.
Lúc đó, ông Mike Rắn Hổ bước tới cùng với một người đàn ông cũng vào khoảng lục tuần. Nhìn thấy Văn Lang, ông ta liền giới thiệu:
-Đây là thám tử Văn Lang, người hùng vừa giúp sở cảnh sát Chicago phá tan ổ nha phiến thuộc đường dây Nam Mỹ. Anh ta sẽ giúp chúng ta điều tra ngọn ngành vụ này để đưa thủ phạm ra trước công lý.
Quay qua Văn Lang, Mike Rắn Hổ giới thiệu:
-Còn đây là John Bennett, chủ bút của tờ Chicago Times, cánh tay mặt của ông Walter Clayton.
Văn Lang lịch sự bắt tay ông John Bennett. Hai người khách sáo trao đổi vài câu xã giao. John Bennett lên tiếng:
-Xin mời hai ông về văn phòng của tôi nói chuyện có lẽ tiện hơn.
Vừa lúc đó, một người từ đâu chạy tới, vội vàng nói:
-Thưa ông Bennett, tôi có thể giúp được gì không?
John Bennett nhìn anh ta, lạnh lùng:
-Có một điều anh có thể giúp tôi được.
-Điều gì, thưa ông Bennett?
-Làm ơn đi chỗ khác săn tin dùm tôi.
Người đàn ông chưng hửng, nhưng không dám cãi lời liền lập tức buông vài tiếng chào rồi đi thẳng một mạch. Lúc bấy giờ, ông John Bennett mới từ tốn lên tiếng:
-Hắn là Jim Donahue, một phóng viên của tờ báo Chicago Times chúng tôi. Kể ra thì cũng có chút tài năng, chút thiện chí, nhưng nhiều lúc cứ lăng xăng như con nít vậy, thấy mà bực mình!
Văn Lang cùng Mike Rắn Hổ theo John Bennet về phòng làm việc của ông ta. Ông John Bennett cung cấp tất cả danh sách những người làm việc của tờ báo Chicago Times cho hai người. Văn Lang nói:
-Thật sự lúc ngày tôi chỉ cần biết tất cả những ai có mặt tại nơi này từ lúc mở cửa cho đến lúc án mạng xảy ra thôi.
John Bennett cười, nói:
-Một trong những người đó có tôi. Hai ông có thể phỏng vấn, hỏi cung tôi trước không sao. Nhưng chắc để tôi tiết kiệm thì giờ cho ông. Tôi đến sớm 7 rưỡi, có mặt tại phòng làm việc chính của tờ báo Chicago Times, làm công việc của một người chủ bút, xem lại lần cuối những bài viết thông tin để chuẩn bị cho tờ báo ban chiều. Mãi đến khi nghe tin ông Walter Clayton bị ám sát trong thang máy, tôi mới ra lệnh cho các nhân viên ở yên tại chỗ bất động, sau đó khi cảnh sát đến thì mới rời văn phòng xuống hiện trường làm việc với họ. Và sau đó thì gặp hai ông.
Văn Lang hỏi:
-Tôi muốn biết cảm nghĩ của ông về ông Walter Clayton thế nào.
John Bennett đáp:
-Ông Walter Clayton từ lâu rất nể tôi, vì có thể nói tôi là linh hồn của tờ Chicago Times, cũng có thể nói là đệ nhất ‘khai quốc công thần”. Tôi làm việc với ông Walter Clayton từ lúc ông ấy và tôi đều còn là trai trẻ cho đến bây giờ, cả hai người đều ngoài 60. Sự thật thì tôi đã 65, tức đến tuổi về hưu rồi, nhưng tôi vẫn yêu nghề, và vẫn còn hữu dụng nên chưa có ý định nghỉ hưu bao giờ. Dĩ nhiên, làm việc chung thì thế nào chẳng có những lúc bất đồng ý kiến. Nhưng chuyện đó là thường thôi, đâu có gì đáng nói. Dù sao tôi cũng phải mang ơn ông Walter Clayton đã cho tôi một cơ hội phát triển nghề báo, và tôi đã phục vụ trong nghề suốt mấy chục năm nay.
Vừa lúc đó, có người chạy tới báo tin với ông John Bennett:
-Thưa ông Bennett, có bà Jackie Clayton mới đến.
Ông John Bennett gật đầu:
-Được, cám ơn anh.
Quay qua Mike Rắn Hổ và Văn Lang, ông ta nói:
-Chúng ta hãy cùng nhau tới gặp bà ta đi. Đây là nhân vật số 2 của tờ báo Chicago Times. Bà Jackie Clayton chính là em gái ruột của ông Walter Clayton. Giờ ông Walter Clayton không còn nữa thì bà chính thức trở thành số 1, thừa hưởng tất cả phần của ông Walter Clayton, nắm 75% công ty này, sẽ là chủ nhiệm mới của tờ báo đó.
Văn Lang tò mò hỏi:
-Còn ai nắm 25% còn lại.
John Bennett đáp:
-Là bà góa phụ Jane Conner. Cháu nội của bà ta là Danny Conner, là một cây viết của tờ báo, làm dưới quyền của tôi.

***

-Chào bà Clayton, đây là ông Mike Rắn Hổ, còn đây là thám tử Văn Lang.
-Chào John.
Bà Jackie Conner chào John Bennett xong liền bắt tay Mike Rắn Hổ và Văn Lang, lịch sự chào hỏi:
-Ông Mike Rắn Hổ, ông Văn Lang! Các ông khỏe không?
Văn Lang để ý nhìn. Đây là một phụ nữ tuổi trạc ngũ tuần (#2), nhưng có lẽ nhờ khéo giữ gìn nhan sắc nên trông chỉ chừng 35-40. Bà ta nở một nụ cười, nói:
-Xin lỗi tôi tới hơi trễ. Tôi có thể giúp được gì cho hai ông?
Văn Lang cười, nói:
-Xin bà cho biết, thời gian từ 7 rưỡi cho tới 8 giờ 5 bà ở đâu?
Jackie Clayton chẳng cần suy nghĩ, đáp ngay:
-Tôi bị kẹt xe hơn nửa tiếng tại Lakeshore Drive (#3) vì các nhân viên công chánh bận sửa đường.
Nhìn Mike Rắn Hổ và Văn Lang, bà Jackie Clayton thản nhiên nói:
-Tôi không thể ngờ sự việc xảy ra quá đột ngột và thê thảm như vậy. Gia đình tôi hiện giờ chỉ còn mỗi một mình tôi thôi. Do đó, tôi bắt buộc phải theo truyền thống, làm tân chủ nhiệm của Chicago Times.
Mike Rắn Hổ cười, hỏi giọng mỉa mai:
-Bà không buồn chút nào về cái chết của ông Walter Clayton anh bà sao?
Bà Jackie Clayton nhún vai:
-Chứ ông bảo tôi phải làm gì bây giờ? Không lẽ nằm ăn vạ khóc lóc thảm thiết cho mọi người tới an ủi hay sao? Tôi không phải mẫu người như vậy rồi. Cho dù có đau buồn đến cỡ nào thì cũng vẫn phải tiếp tục yêu và sống mà thôi.
Văn Lang cười, khen ngợi:
-Bà thật là người đàn bà với cá tính thật mạnh mẽ.
Jackie Clayton cười nhạt:
-Cám ơn ông Văn Lang nhiều. Tiếc là anh tôi chẳng bao giờ chịu nghĩ như ông cả, không thì tờ Chicago Times còn thành công nhiều hơn nữa.
Mike Rắn Hổ lên tiếng hỏi:
-Xin lỗi, cho tôi hỏi câu này. Theo tôi thấy hình như bà với anh bà, ông Walter Clayton không hợp nhau phải không?
Jackie Clayton đáp:
-Phải, đúng thế. Trong bao nhiêu năm làm việc, tôi cảm thấy bị dìm tài quá nhiều. Nếu không vì tình anh em có lẽ tôi đã bỏ tờ Chicago Times lâu rồi.
Mike Rắn Hổ cười, nói thêm:
-Và cũng vì bà là người thừa kế 75% nữa cho nên bà không sao bỏ được.
Jackie Clayton gật đầu:
-Ông nói đúng. Làm chủ 75% một tờ báo nổi tiếng, kiếm ra tiền như vậy thử hỏi ai mà chê được?
Văn Lang nhìn John Bennett rồi lại nhìn Jackie Clayton. Chàng nói:
-Thôi, xin chào bà Clayton và ông Bennett. Ông Mike và tôi phải đi phỏng vấn ông Frank Donato cũng như nhân viên làm việc ở từng lầu một bây giờ. Công việc này coi bộ không đơn giản, không biết nội hôm nay xong nổi không!
Jackie Clayton cười, nói:
-Tôi biết các ông còn nhiều việc. Hai ông bận thì cứ tiếp tục công việc phải làm đi, tôi không giữ làm gì. Nếu tôi giúp gì thêm được thì cứ đến đây tìm tôi nhé.
Mike Rắn Hổ cùng Văn Lang đi rồi, Jackie Clayton mới lên tiếng nói với John Bennett:
-John, không cần biết số chiều định chú trọng vào mục gì tại trang đầu, ông lập tức ra lệnh cho nhân viên đình lại cho số sau để đăng tin anh tôi bị thảm sát lên trang đầu, cũng như thông báo cho tất cả độc giả biết từ nay tôi sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn của tờ Chicago Times.
John Bennett nghe nói trợn mắt, nhìn Jackie Clayton chằm chặp, lớn tiếng hằn học:
-Jackie Clayton! Mong bà đừng lên giọng bà chủ với tôi nghe chưa? Ông Walter Clayton cũng chưa hề lên giọng hách dịch sai bảo tôi như thế nữa. Tôi với ông Walter Clayton làm việc chung, đưa tờ báo này lên mức thượng đỉnh vinh quang từ ngày bà còn là ‘cô Jackie bé nhỏ’ còn ngồi ở trường trung học. Nói cho bà biết, cho dù bà có trở thành bà chủ đi chăng nữa thì cũng không có gì thay đổi cả. Tại nơi này, việc bà bà làm, việc tôi tôi làm, chứ đừng có dẫm cẳng nhau, và đừng bao giờ nói đến chuyện sai khiến hay ra lệnh!
Jackie Clayton nghe nói không chút giận dữ, trái lại chỉ phá lên cười một tràng, nói:
-John Bennett ơi! ‘Cô bé Jackie” này cũng mong ông đừng có lên giọng ‘ông chủ’ hay giọng bạn thân ông chủ, hoặc giọng ‘anh tinh thần’ nhé! Tôi biết ông là đệ nhất công thần của Chicago Times. Nhưng nếu ông đã biết tôi là chủ mới tại nơi này kể từ đây thì hãy mau mau phân định ngôi vị và quyền hành cho rõ rệt. Đúng, người nào có việc, có bổn phận của người nấy. Nhưng vấn đề tôn ti trật tự của công ty sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Lúc trước ông nghe lệnh của ông Walter Clayton anh tôi, nhưng từ nay trở đi thì phải nghe lệnh của tôi, vì tôi sẽ là người ký ngân phiếu trả lương hàng tuần cho ông cùng tất cả nhân viên tại đây. Hãy tập dần đi là vừa. Đừng bao giờ nghĩ chỉ vì tôi là đàn bà nên sẽ mềm lòng không dám làm chuyện lớn đấy nhé!
John Bennett nghe Jackie Clayton nói một hồi liền cứng họng không sao mở mồm được. Jackie Clayton nhìn thẳng vào mặt ông ta, nói giọng như trêu chọc:
-Hoàng thượng băng hà! Vạn tuế nữ hoàng! (#4)

Chú thích:

(#1) Hoa Thịnh Đốn: tức Washington D.C., thủ đô Hoa Kỳ.
(#2) Ngũ tuần: từ 50-59 tuổi.
(#3) Lakeshore Drive: xa lộ chính của thành phố Chicago.
(#4) Nguyên văn: “The king is dead, long live the king” (Hoàng thượng băng hà! Vạn tuế hoàng thượng), ngụ ý đơn giản, nói rằng nếu một người lãnh đạo mất đi thì sẽ có ngay người khác lên thay tức thì, cũng như vua có băng hà thì thái tử sẽ lập tức lên thế ngôi vua.

(còn tiếp)
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:45 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 3:

-Ông Frank Donato. Theo tôi được biết ông là cây bút số 1 của Chicago Times có phải không?
Frank Donato cười thích chí, đáp:
-Tôi không dám nhận là cây bút số 1 của tờ báo. Nhưng thú thật, nếu không có tôi thì tờ báo cũng mệt lắm, phải mướn ít nhất vài người có trình độ cao mới trám vào được chỗ trống đó.
Văn Lang vỗ tay ca ngợi:
-Được nghe danh của ông đã lâu, nay có dịp hội ngộ thận là hân hạnh, chỉ tiếc rằng phải gặp nhau ở một môi trường như thế này!
Frank Donato cười nhạt:
-Chẳng sao cả! Tôi cũng được nghe nói rất nhiều về anh đó thám tử Văn Lang, nhất là anh vừa giúp sở cảnh sát Chicago phá tan một ổ buôn lậu bạch phiến thật lớn. Lâu lắm rồi tôi mới nhìn thấy được một nhân tài như vậy. Anh cần hỏi tôi điều gì cứ hỏi, tôi vui vẻ sẵn sàng hợp tác ngay.
Văn Lang trầm ngâm vài giây rồi mới lên tiếng:
-Xin ông cho biết trong khoảng thời gian từ 7 rưỡi đến 8 giờ ông ở đâu?
Frank Donato cười, đáp ngay không cần suy nghĩ:
-Giờ làm việc của tôi là 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Hôm nay bởi vì tôi và ông chủ, tức Walter Clayton có hẹn với một người khách cho nên tôi mới phải tới sớm hơn thường lệ 1 tiếng đồng hồ. Lúc tôi vào tới đây thì cũng khoảng sau 7 giờ 55 chút đỉnh. Có lẽ là 7 giờ 57 thì chính xác hơn. Tôi đón thang máy khoảng 1 phút sau đó chứ không hơn, và có đứng trò chuyện với anh Mark, người trông coi thang máy vài câu. Lúc tôi bước và thang máy thì chắc chắn là 7 giờ 59 phút, vì chính tôi coi lại đồng hồ lúc đó vì ít nhiều cũng sợ trễ, sẽ làm ông Walter Clayton không được vui . Anh phải biết, đối với ông Walter Clayton, một khi ông ta hẹn anh vào lúc 8 giờ mà anh đến lúc 8 giờ 1 phút ông ta cũng nhăn mặt rồi. Tôi lên đến nơi thì vừa vặn đúng 8 giờ. Cô Vanessa, thư ký của ông Walter Clayton liền dẫn tôi vào phòng đợi, nơi đó khách của ông ta đã đợi sẵn. Chờ 5 phút mà vẫn chưa thấy ông Clayton đến, tôi nóng ruột ra hỏi cô Vanessa thì cô ta nói rằng Mark có gọi báo cho cô ta biết ông Clayton đang trên đường lên. Tôi liền bảo cô gọi xuống hỏi kỹ lại Mark xem. Sau đó chừng vài phút thì cô Vanessa gọi loa thông báo hung tin rằng cô Linda ở lầu 6 và cô Tina ở lầu 5 phát hiện xác ông Walter Clayton nằm dưới sàn trong thang máy. Sau đó cô Vanessa gọi cảnh sát, và cảnh sát có ra lệnh phong tỏa Chicago Times Tower này. Những chuyện sau đó thì chắc hai ông đã biết. Cảnh sát đến, rồi chẳng bao lâu sau thì hai ông đến.
Văn Lang khẽ gật đầu, hỏi:
-Ông có thể cho tôi biết người khách của ông chủ là ai không, và đến gặp ông Walter Clayton với mục đích gì?
Frank Donato suy nghĩ một giây rồi mới đáp lời:
-Đó là Charles Hamilton, một luật sư.
Văn Lang nhắc:
-Ông chưa trả lời tôi rằng ông luật sư tên Charles Hamilton kia đến đây với mục đích gì?
Frank Donato nhăn mặt, đáp:
-Tôi chỉ có thể cho ông biết tên và nghề nghiệp người đó thôi, chứ còn mục đích ông ta đến đây với việc gì thì là chuyện làm ăn riêng của Chicago Times, tôi phải giữ kín, không thể tiết lộ cho ông biết được.
Văn Lang lắc đầu:
-Giá mà vào lúc bình thường thì tôi chẳng bao giờ hỏi đến việc riêng tư cá nhân hay của công ty nào cả. Nhưng bởi vì nơi này mới xảy ra án mạng cho nên tôi buộc lòng, không hỏi không được. Bất cứ chuyện gì, người nào có mặt ở đây với mục đích gì tôi đều phải thẩm vấn.
Frank Donato suy nghĩ một hồi mới đáp:
-Về việc này ông cho tôi gặp bà Jackie Clayton xin phép đã, vì bất cứ chuyện gì, câu hỏi gì có liên quan đến chuyện mật của tờ báo, của công ty thì chúng tôi phải bàn với chủ trước đã.
Văn Lang cười nhạt:
-Được! Ông cứ bàn với bà Jackie Clayton trước đi. Nhưng nội trong hôm nay tôi phải có câu trả lời.

***

-Chào bà Clayton!
-Không dám, chào ông Donato.
Jackie Clayton cởi áo ngoài, Donato mau mắn đón lấy treo lên hộ cho bà ta cẩn thận. Ngồi xuống ghế, Jackie Clayton nghiêm giọng hỏi:
-Ông mời tôi tới đây có chuyện gì, xin cho biết.
Frank Donato đáp:
-Ông Văn Lang hồi sáng có hỏi tôi về sự có mặt của ông luật sư Charles Hamilton, nhưng vì chưa được bà bật đèn xanh nên tôi chưa dám nói.
Jackie Clayton bĩu môi:
-Việc gì ông phải quá trịnh trọng như vậy. Ông làm ở đây còn lâu hơn tôi tất nhiên ông hiểu rõ chuyện gì nên nói hay không nên nói.
-Vậy theo ý bà thì?
-Đã nói tùy ông thôi. Ông thừa kinh nghiệm mà.
Rút trong túi ra một quyển sổ tay, Frank Donato bí mật nói:
-Bà Clayton! Quyển sổ này là do tôi khổ công ghi chép lại tất cả những diễn biến quan trọng xảy ra trong những năm qua, cũng như ghi rõ cá tính từng người làm tại đây. Tôi xin tặng cho bà.
Jackie cầm lấy quyển sổ, nhưng mắt nhìn thẳng vào mặt Frank Donato hỏi:
-Ông đưa quyển sổ này cho tôi với mục đích gì?
Frank Donato cười gượng:
-Vì bà nay là giám đốc tại đây, tôi nghĩ bà nên biết rõ mọi chuyện xảy ra ở đây cũng như tìm hiểu rõ mọi người để thấy rõ ai đáng tin hay ai không đáng tin.
Jackie Clayton lật vài trang đọc sơ qua rồi ngước mặt nhìn Frank Donato nói:
-Tôi thật không hiểu ông đưa quyển sổ này cho tôi với mục đích gì? Tôi chẳng thấy có điều gì béo bổ trong này cả.
Frank Donato đang tìm câu đáp lại thì có tiếng người gõ cửa. Frank Donato mau mắn đứng dậy ra mở cửa.
-Chào ông Văn Lang và ông Mike Rắn Hổ.
-Chào ông Donato.
Nhìn Jackie Clayton, Văn Lang lên tiếng:
-Không phải chúng tôi cố tình nghe lén cuộc đàm thoại của quý vị, nhưng vì chúng tôi đang cần tìm ông Frank Donato để hỏi thăm vấn đề, tình cờ nghe được tiếng ông ta nên tiện thể ghé vào.
Jackie Clayton nhìn Văn Lang, cười nhạt:
-Việc ông phải làm thì xin ông cứ tự nhiên.
Khẽ nói vài câu cám ơn khách sáo, Văn Lang nhìn Frank Donato hỏi:
-Tôi muốn hiểu rõ về sự có mặt của luật sư Charles Hamilton lúc 7 rưỡi với ông và ông Walter Clayton.
Frank Donato nhìn Jackie Clayton, nhưng bà ta chỉ cười và nhún vai. Frank Donato dõng dạc, nói:
-Mục đích ông luật sư Charles Hamilton đến đây gặp ông Walter Clayton và tôi lúc 7 rưỡi sáng nay vì ông ta đại diện cho một thân chủ tên Bill Shoemaker, định kiện tờ báo Chicago Times chúng tôi với số tiền 2 triệu đô la.
Văn Lang “a” một tiếng, hỏi tiếp:
-Vì sao tờ Chicago Times lại bị kiện? Tôi cần biết rõ việc này.
Frank Donato đáp với giọng kiêu hãnh:
-Chỉ vì một bài báo trước đây do tôi viết, nói rõ về quá khứ của Bill Shoemaker trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, rằng ông ta là một cựu sĩ quan SS trong quân đội Đức Quốc Xã.
Văn Lang ghi chép mọi chi tiết cẩn thận. Chàng hỏi tiếp:
-Thế ông Walter Clayton cũng như ông John Bennett đều chấp nhận đăng bài báo đó của ông hả?
Trầm ngâm ít giây, Frank Donato đáp:
-Thật sự ông John Bennett với quyền hành của một chủ bút có lên tiếng cản tôi, không muốn đăng bài viết đó. Tôi có đến gặp ông Walter Clayton để trình bày thì ông ta cũng đồng quan điểm với ông John Bennett. Nhưng vì bài viết đó tôi cảm thấy quan trọng cần cho quần chúng hiểu rõ về tên tội phạm chiến tranh đó nên tôi tự ý đưa bài cho nhân viên lo việc thiết kế đăng tải.
Văn Lang cười, nói:
-Thế là ông qua mặt cả chủ nhiệm và chủ bút còn gì! Và sau đó thì sao?
Frank Donato đáp:
-Sau khi biết Bill Shoemaker mướn luật sư Charles Hamilton kiện tờ báo Chicago Times chúng tôi, ông Walter Clayton tỏ ra tức giận, khiển trách cả chủ bút John Bennett và tôi. Ông ta bảo tôi tới cuộc hẹn với luật sư Charles Hamilton sáng nay để thương lượng.
Văn Lang hỏi gọn:
-Chẳng hạn?
Frank Donato đáp:
-Mục đích ông Walter Clayton muốn đăng lời xin lỗi, và nếu cần sẽ đền bù cho Bill Shoemaker một khoản tiền nào đó nếu cần.
Jackie Clayton vụt cười thành tiếng:
-Điều này thì tôi có biết, được cung cấp từ những nguồn tin nội bộ đáng tin cậy. Và tôi được biết anh tôi, ông Walter Clayton có ý định đuổi việc ông Frank Donato.
Frank Donato không giận, chỉ cười, nói:
-Không những ông Walter Clayton hăm dọa đuổi tôi không thôi mà còn hăm dọa đuổi luôn chủ bút là ông John Bennett nữa kia. Nhưng ai đã làm cho ông Walter Clayton đều hiểu rõ tính tình ông ấy. Ông ta chỉ dọa vậy thôi chứ đời nào lại nỡ đuổi việc những cộng sự viên lâu đời, kiếm bao nhiêu hoa lợi cho tờ báo của ông ta từ nhiều năm qua.
Jackie Clayton cười, nói:
-Ông Fank Donato này! Ông hơi chủ quan đó nghe! Tôi được biết việc qua là vấn đề rất nghiêm trọng vì chưa bao giờ tôi thấy anh tôi tức giận lo lắng đến như vậy. Sự việc đó ngoài vấn đề liên quan đến vụ thưa kiện còn ảnh hưởng đến danh dự tờ báo nữa. Mà đối với anh tôi, không gì quan trọng bằng danh dự. Ông ta sẵn sàng thà chịu mất vài triệu chứ không muốn tổn hại tới uy tín chút nào.
Frank Donato tỏ vẻ hơi cáu kỉnh, gay gắt:
-Ý bà nói vậy là chắc vì ông Walter Clayton anh bà có ý định đuổi tôi cho nên tôi mưu sát ông ta chứ gì?
Jackie Clayton lại cười, nói:
-Đó là ông nói chứ tôi chưa hề nói gì, hay vu cáo ai nghe!
Như sực nhớ ra điều gì, Văn Lang lại hỏi:
-Thế không lẽ ông Walter Clayton không định dùng luật sư của tờ báo nhà Chicago Times để can thiệp dùm ông ta sao?
Jackie Clayton lên tiếng:
-Tôi biết anh tôi đang lưỡng lự trong chuyện này. Vì luật sư nhà của chúng tôi mang tên Thomas Messingale kia làm ăn cẩu thả khiến anh tôi thất vọng, không mấy gì tin tưởng. Theo tôi nghĩ, có khi anh tôi chẳng ưa gì người này, định mướn một luật sư ngoài để lo xếp đặt hộ vụ kiện cáo này là đàng khác. Ngoài ra, tôi cũng được biết ông luật sư Thomas Messingale này cũng nằm trong danh sách những người mà anh tôi sắp sửa cho về vườn.
Văn Lang hỏi:
-Hiện tại ông Thomas Messingale đang ở đâu?
Jackie Clayton đáp:
-Ông ta vừa đi Florida chơi dù không có sự đồng ý của anh tôi, mới về hôm qua, xin nghỉ dưỡng sức hôm nay, mai mới vào làm.
Qua qua Frank Donato, Jackie Clayton nói giọng mỉa mai:
-Và nếu tôi đoán không lầm thì luật sư Thomas Messingale do chính ông giới thiệu vào. Chỉ vì hai người học chung với nhau ở đại học. Ông thì học làm kỹ sư cơ khí, còn Thomas Messingale học làm bác sĩ, nhưng chưa được nửa đường đổi qua luật. Và rồi hai người không may mắn, tìm không đâu ra việc nên đành phải đầu quân vào Chicago Times, tới cầu cứu anh tôi xin làm báo, và sống lâu lên lão làng đó thôi. Thế nhưng anh tôi cũng định cho cả đám về vườn.
Frank Donato nhìn bà Jackie bằng ánh mắt đầy phẫn nộ, nhưng cố kềm lòng:
-Bà dùng chữ không chính xác. Anh bà không hề nói tiếng đuổi chúng tôi hay cho chúng tôi về vườn, bất quá chỉ nói là có ý định cho chúng tôi nghỉ hưu thôi.
Jackie Clayton phì cười:
-Thì ông muốn nói cách nào cũng được, có gì khác biệt đâu.
Frank Donato gân cổ:
-Khác xa chứ!
Văn Lang mỉm cười, xen lời:
-Xin hai người đừng cãi nhau nữa làm gì. Tôi biết chỉ vì có chuyện không may xảy ra tại nơi này cho nên ít nhiều ai cũng cảm thấy bực bội cả. Nhưng xin tất cả mọi người cùng nhau cố gắng để vượt qua. Hai người kế tôi cần phỏng vấn chính là hai ông luật sư Charles Hamilton do người đề đơn kiện là Bill Shoemaker và Thomas Messingale, luật sư của tờ Chicago Times này. Cám ơn sự hợp tác của bà Clayton và ông Donato, tôi đã biết được tất cả những gì tôi cần biết rồi. Nếu có gì thắc mắc, tôi xin mạn phép được đến làm phiền thêm.
Jackie Clayton cười, nói:
-Ông yên chí, tôi và tất cả mọi người ở đây đều vui vẻ hợp tác với ông cũng như với nhà chức trách. Tôi bảo đảm với ông không một người nào ở đây có thể bỏ xứ mà đi một khi vụ án này chưa điều tra ra thủ phạm. Ngay cả tôi, luôn cả tôi cũng không ngoại lệ. Đây là điều hứa danh dự của tôi.
Jackie Clayton vừa nói vừa dùng ngón tay tự chỉ vào mình. Văn Lang khẽ bắt tay Jackie Clayton, cười xã giao:
-Cám ơn bà!
Quay qua Mike Rắn Hổ, Văn Lang cười:
-Chúng ta đi thôi!
Mike Rắn Hổ chào hai người Jackie Clayton và Frank Donato rồi theo chân Văn Lang ra ngoài. Văn Lang và Mike Rắn Hổ đi rồi, Frank Donato vẫn còn hậm hực trong lòng. Với gương mặt đanh thép, Frank Donato nhìn thẳng mặt Jackie Clayton nói tiếp:
-Xin nói rõ cho bà hiểu. Cho dù ông Walter Clayton có đuổi việc tất cả những người như bà nói thì chủ bút John Bennett và luật sư Thomas Messingale chắc chắn sẽ bị đuổi trước tôi! Riêng cá nhân tôi thì việc gì tôi phải sợ chứ? Bằng vào trình độ của tôi thì đi đâu lại không được? Nếu không làm cho Chicago Times thì cũng thiếu gì những chỗ khác để làm! Bởi vậy xin bà đừng dùng những lời lẽ khó nghe như vậy để nói chuyện với tôi, dù bắt đầu bây giờ trở đi, bà đã trở thành bà chủ của tờ Chicago Times.
Jackie Clayton nheo mắt nhìn Frank Donato cười:
-Thì ông vốn giỏi rồi!

Chú thích:

(#1) Hoa Thịnh Đốn: tức Washington D.C., thủ đô Hoa Kỳ.

(còn tiếp)
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:46 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 4:

-Ông Charles Hamilton, xin ông cho biết trong khoảng thời gian từ 7 rưỡi đến 8 giờ ông ở đâu!
Luật sư Charles Hamilton nhìn Văn Lang ôn tồn đáp:
-Lúc 7 rưỡi thì tôi cũng còn đang ở xa lộ, trên đường tới đây. Tôi tới đây vào lúc 7 giờ 53 phút vì tôi có nhìn đồng hồ để canh cho đúng hẹn với ông chủ Walter Clayton. Tôi sau đó dùng thang máy lên trên, chỉ mất trước sau có 2 phút đồng hồ. Lúc tôi lên đến lầu thứ 20 là 7 giờ 55 phút, gặp cô thư ký của ông Clayton là Vanessa bảo tôi vào phòng đợi. Tôi chờ tới 7 giờ 59 phút thì ông Frank Donato lên tới nơi, vào phòng đợi ngồi chung với tôi chờ ông Walter Clayton. Nhưng 8 giờ 5 vẫn chưa thấy ông Walter Clayton đến, và được biết ông ta chưa bao giờ trễ hẹn với ai dù là 1 phút thôi. Không bao lâu sau thì có hung tin xảy ra, và cảnh sát ra lệnh phong tỏa nơi này không cho ai tự nhiên ra vào, ngoại trừ 1 vài trường hợp ngoại lệ. Người giữ thang máy có thể làm chứng cho tôi chuyện này.
Văn Lang gật đầu, hỏi tiếp:
-Theo tôi được biết, ông đến đây đại diện cho thân chủ ông là Bill Shoemaker về một vụ kiện cáo, chủ yếu là về bài viết của ông Frank Donato ‘vạch trần’ bộ mặt ông ta là cựu sĩ quan SS trong quân đội Đức Quốc Xã thời Đệ Nhị Thế Chiến. Và thân chủ của ông đòi kiện Chicago Times với giá 2 triệu Mỹ Kim. Có phải vậy không, thưa ông?
Charles Hamilton gật đầu:
-Đúng vậy! Cách đây 3 hôm, tôi có gọi ông Walton Clayton nói rõ ý định của Bill Shoemaker, thân chủ của tôi, rằng ông ta đòi kiện Chicago Times về bài viết của ông Frank Donato vu khống cho ông ta là cựu sĩ quan SS, làm tổn thương danh dự của ông ta, đó là chưa nói đến chuyện có thể làm nguy hại đến sinh mạng nữa. Ông Walter Clayton là người rất biết điều, ông ta xin lỗi ngay, đồng thời thương lượng với tôi, bảo tôi bàn lại với thân chủ việc này, để rồi chính ông ta buộc người viết bài, tức ông Frank Donato phải lên tiếng xin lỗi trên báo nếu không ông ta sẽ không nể tình gì hết, sẽ lập tức đuổi việc ông Donato ngay. Sáng nay, tôi có hẹn với ông Walter Clayton, và ông Clayton lại gọi cả ông Donato đến để nói chuyện trước mặt tôi cho mọi việc được minh bạch, nếu cần sẽ đuổi việc ngay Donato trước mặt tôi. Tôi có bàn với thân chủ của tôi, ông ta rất hài lòng với lối giải quyết của ông Walter Clayton, cho biết chỉ cần ông Clayton chịu làm như lời hứa thì ông ta sẽ rút lại đơn kiện cáo. Nói thật, thân chủ của tôi rất giàu, không cần tiền, nhưng rất coi trọng danh dự. Bài viết của ông Frank Donato quả đã làm phiền ông ta không ít. Ông ta gốc Đức thật, nhưng chưa bao giờ gia nhập quân đội Đức Quốc Xã chứ nói chi làm sĩ quan SS như ông Frank Donato đã chụp mũ.
Văn Lang suy nghĩ vài giây, nói:
-Xin ông cho biết. Giữa ông và ông Frank Donato có mâu thuẫn gì không?
Charles Hamilton dửng dưng:
-Tôi chẳng ưa gì ông Frank Donato, vì ông ta không ngừng chỉ trích hết người nọ tới người kia, lại lôi ra trên diễn đàn báo Chicago Times mà nói. Tuy tôi thông cảm đó là một mánh lới của nghề báo, nhưng tôi nhận thấy nhiều lúc ông ta đi quá trớn, mà ông Walter Clayton quá tin tưởng đã dung dưỡng cho ông ta quá nhiều.
Văn Lang cười, nói:
-Thế ông Walter Clayton có đề cập gì đến ông John Bennett hay không? Đừng quên ông này là chủ bút, mọi sự quyết định có đăng bài hay không là do quyền sinh sát của ông ta.
Charles Hamilton nói:
-Có! Ông Walter Clayton có đề cập đến cái tên John Bennett này, nhưng có hứa danh dự với tôi là ông John Bennett bị ông Frank Donato qua mặt chuyến này, nhưng ông Walter Clayton không chấp nhận lý do bào chữa đó, vì đã là chủ bút thì phải chịu trách nhiệm tất cả những bài đăng, cũng như ông Walter Clayton là chủ nhiệm thì phải chịu tất cả trách nhiệm liên quan đến tờ Chicago Times cho dù ông ta có làm hay không, có biết hay không. Sau đó, chính tôi cũng nghe đồn là có sự việc mâu thuẫn nào đó xảy ra giữa ông Walter Clayton và ông John Bennett, và được biết ông Walter Clayton có ý định cách chức chủ bút của ông John Bennett.
Văn Lang hỏi tiếp:
-Còn đối với ông John Bennett, ông có cảm nghĩ ra sao về ông ấy?
Charles Hamilton đáp:
-Tôi thấy ông John Bennett đứng đắn hơn ông Frank Donato, nhưng dĩ nhiên kém lanh lợi bằng. Giữa tôi và ông ấy thật sự chẳng có gì cả, nghĩa là không thù không oán, mà cũng chẳng có ân tình gì. Nếu ông Walter Clayton một mình giải quyết được chuyện này thì tôi cũng chẳng cần phải tiếp xúc với ông John Bennett làm gì.
Văn Lang ghi chép đâu đó rồi đứng dậy bắt tay Charles Hamilton:
-Cám ơn ông đã dành chút thì giờ tiếp xúc với tôi. Giờ tạm đủ rồi. Nếu cần điều gì thì xin mạn phép làm phiền ông tiếp thôi.
-Ông cứ tự nhiên.

***

-Chào ông Thomas Messingale!
-Chào ông Văn Lang.
Văn Lang vào đề ngay:
-Xin ông cho biết, vào lúc sáng nay, trong khoảng thời gian từ 7 rưỡi đến 8 giờ ông ở đâu?
Luật sư Thomas Messingale chẳng chút do dự, đáp ngay:
-Tôi ở nhà ăn sáng. Sau đó khoảng sau 8 giờ một chút, bà Jackie Clayton có gọi điện thoại báo cho tôi biết anh bà, tức ông Walter Clayton, chủ nhiệm tờ báo Chicago Times bị thảm sát (#1) trong thang máy.
Văn Lang lại hỏi tiếp:
-Nghe nói Chicago Times bị một người tên Bill Shoemaker kiện với số tiền 2 triệu Mỹ Kim, nhưng ông Walter Clayton lại không đề cập gì tới chuyện nhờ vả ông trong khi ông là luật sư của tờ báo. Ông có thể cho biết vì sao lạ như thế không?
Thomas Messingale nói:
-Tôi biết thời gian sau này ông Walter Clayton cũng chẳng ưa gì tôi cho lắm, và có ý muốn đuổi tôi để mướn một luật sư khác. Có lẽ ông Walton Clayton ghét tôi từ cái ngày tôi bênh vực bà Jackie Clayton em gái ông ta, nói rằng ông ta nên chia bớt quyền hành cho bà ấy. Tôi chỉ nói là bà ta có quyền đòi hỏi chủ quyền phần nào của tờ báo chiếu di chúc của cha ông ấy để lại. Xưa nay ông Walter Clayton cũng như bà Jackie Clayton quên hẳn phần đó trong di chúc cho nên tôi mới nhắc. Nhưng ông Walter Clayton lại cho rằng tôi về phe với em gái ông ta nên bắt đầu ghét tôi, cho rằng tôi muốn xen vào nội bộ gia đình của ông ấy.
Văn Lang lại hỏi:
-Còn về phần bà Jackie Clayton thì sao?
Thomas Messingale đáp:
-Bà ta xưa nay luôn luôn nghe lời anh, cho dù bất mãn cũng không bỏ tờ báo. Nhưng gần đây bà ta chịu hết nổi vì ông Walter Clayton thật sự không coi bà ta ra gì cả, xem bà như dưới quyền cả mấy người như John Bennett và Frank Donato nên bà ta bất mãn, lên tiếng đòi ông Walter Clayton phải chia chút quyền hành cho bà, không thì bà sẽ đem ra tòa giải quyết chuyện này.
Văn Lang lắc đầu, nói:
-Anh em một nhà với nhau sao lại đem nhau ra tòa để giải quyết làm gì!
Thomas Messingale ‘hừ’ một tiếng:
-Chứ vào ông thì ông làm sao? Đâu có phải ỷ mình là anh là có quyền coi thường khinh rẻ em được! Tôi dù là luật sư nhưng cũng là con người, biết bênh vực cho lẽ phải.
-Nhưng ông làm như thế thì có cảm thấy hơi quá đáng không? Vì Walter Clayton là người bỏ tiền mướn ông mà ông lại có ý bênh vực cho em gái ông ta. Làm vậy không sợ ông ta buồn hay sao? Và theo tôi thấy, chính vì thế mà có sự mâu thuẫn xảy ra giữa ông và ông Walter Clayton.
Thomas Messingale cười nhạt, nói:
-Giữa tôi và bà Jackie Clayton hoàn toàn không có gì. Bà ta dù ly dị nhưng ai cũng biết có người yêu là một tỷ phú nào đó ở khu Evanston. Còn tôi có vợ con hạnh phúc đàng hoàng, chẳng bao lâu lên chứ ông rồi đó! Do đó nếu ai nghĩ tôi bênh vực bà Jackie Clayton vì lý do tình cảm thì tôi cần phải thanh minh ngay.
Văn Lang vội vàng lên tiếng cải chính:
-Ấy! Ấy! Tôi chưa hề bảo ông với bà Jackie Clayton có ý gì với nhau. Ông chớ có hiểu lầm.
Sau đó Văn Lang bèn lảng sang chuyện khác:
-Giờ bà Jackie Clayton lên thay thế, liệu bà ta có ý giữ ông lại không?
Thomas Messingale đáp:
-Có! Ngay sau khi báo tin anh bà ta bị thảm sát, bà ta cho tôi biết rằng bà sẽ trọng dụng tôi, giữ tôi lại làm luật sư cho Chicago Times.
Văn Lang cười nhạt:
-Kể ra thì bà Jackie Clayton rất trọng dụng ông phải không?
-Tôi chưa hề phủ nhận điều đó.
Văn Lang lại nói:
-Nhưng với anh bà ông Walter Clayton thì coi bộ hai người như ‘nước với lửa’ có phải không?
Thomas Messingale nheo mắt:
-Ông còn phải nói!

***

Văn Lang cùng Mike Rắn Hổ ngồi nhâm nhi cà-phê bàn chuyện. Văn Lang khởi đầu câu chuyện:
-Việc phỏng vấn tại tòa soạn Chicago Times cũng tạm xong. Tôi có thể tạm thời đúc kết một vài điểm chính.
Mike Rắn Hổ cười:
-Anh thử nói nghe nào.
Văn Lang phân tích:
-Trước sau, thang máy chỉ dừng có 3 nơi: lầu 20, lầu 6 và lầu 5. Tôi đã hỏi kỹ tất cả, kết quả chỉ có Vanessa ở lầu 20 cho biết thanh máy mở ra nhưng không có ai bên trong. Linda ở lầu 6 cho biết có nhìn thoáng qua như có người nằm trong thang máy, còn Tina ở lầu 5 khẳng định rằng người nằm dưới sàn chính là ông Walter Clayton, hay nói cho chính xác là xác ông Walter Clayton. Ngoài ra, theo những người ở tất cả những lầu khác thì thang máy hoàn toàn không dừng tại các lầu đó, vì vào giờ đó, tất cả những người thư ký, ai cũng có mặt tại văn phòng. Nếu thang máy dành riêng cho ông chủ mà dừng lại thì mọi người ai nấy đều biết ngay.
Mike Rắn Hổ gật đầu, hỏi tiếp:
-Rất hay. Cho tôi đốt giai đoạn chút. Vậy anh thấy những ai là nghi can? Những ai có động lực?
Văn Lang cười xòa:
-Bây giờ mà đốt giai đoạn thì hơi sớm đó ông Mike. Nghi can thì nhiều. Từ bà Jackie Clayton cho đến John Bennett, Frank Donato, Thomas Messingale, ai cũng có động lực thúc đẩy và cơ hội cả… Tôi đương nhiên đặc biệt chú trọng đến những người này, quyết không loại bỏ một ai. Tạm thời là như vậy. Nhưng trong những ngày tới, cứ tin tôi đi, danh sách này sẽ còn dài thêm nữa!
Mike Rắn Hổ định hỏi thì Văn Lang lại nói thêm:
-Ông cũng đừng quên còn ‘chủ nhỏ’ của tờ Chicago Times là bà Jane Conner nắm 25% tờ báo, và cháu của bà ta là Danny Conner nữa. Tôi sẽ lần lượt phỏng vấn luôn 2 người này.
Mike Rắn Hổ nặn óc một hồi, nói:
-Có điều tôi nghĩ không ra nổi. Tại sao thang máy lại trống rỗng ở lầu 20, trong khi 2 cô thư ký ở lầu 6 và lầu 5 lại trông thấy xác của ông Walter Clayton?
Văn Lang gật đầu, nói:
-Đó là điều tôi đang nghĩ ngợi không ít.
Mike Rắn Hổ nói:
-Có lẽ chúng ta có thể kết luận rằng: ông Walter Clayton bị hạ sát trong phạm vi từ lầu 19 xuống đến lầu 7. Tôi chắc ai cũng phải nghĩ thế thôi.
Văn Lang cười lớn:
-Có thể đúng, mà cũng có thể sai.
Mike Rắn Hổ cau mày:
-Nếu bảo đúng thì đúng thế nào? Mà bảo rằng sai thì sai thế nào?
Văn Lang từ từ phân tích:
-Đúng như ông vừa nói, theo lẽ thường tình nhận xét thì thang máy ở lầu 20 trống rỗng, mà xuống tới lầu 6 thì lại có xác người thì đương nhiên ai cũng phải nghĩ là án mạng chỉ xảy ra từ lầu 19 xuống đến lầu 7 thôi. Nhưng sau khi thang máy mở ra trống rỗng ở lầu 20 thì xuống ngay lầu 6. Trong suốt thời gian đó, từ lầu 19 xuống tới lầu 7, thang máy không dừng lại ở lầu nào thì làm sao có thể có kẻ vừa giết người, vừa quăng xác vào thang máy và vừa đào tẩu luôn được? Giải thích như tôi thế này nghe dù hợp lý, nhưng chẳng khác gì truyện ma hay truyện thần thoại.
Dừng lại một chút, Văn Lang nói tiếp:
-Và cũng như Mark, người giữ thang máy có nói: không thể nào có chuyện người nào núp sẵn trong thang máy để hành động. Mà nếu có thì bắt buộc ông Walter Clayton phải dừng lại tại một lầu nào đó thì kẻ đó mới có dịp trốn vào được. Nhưng nếu thế thì chúng ta lại phải trở lại câu hỏi: trốn sẵn trong thang máy, hạ sát ông Walter Clayton xong thì người đó chạy thoát bằng lối nào? Không lẽ bằng phép tàng hình? Không lẽ có phép làm cho thang máy dừng lại để tẩu thoát mà không bị ai trông thấy?
Mike Rắn Hổ thở dài:
-Nói như anh tôi thấy dù hoang đường nhưng chẳng xa sự thật bao nhiêu đâu. Đúng là truyện ma hay truyện thần thoại rồi!
Suy nghĩ một hồi, Mike Rắn Hổ tiếp:
-Thật là một vụ án ly kỳ, hết sức ma quái!
Văn Lang vỗ tay, cười:
-Ông dùng chữ thật chính xác. Ma quái!
Mồi một điếu thuốc, Văn Lang với giọng quả quyết:
-Nhưng tôi vẫn tin rằng cho dù khó khăn đến đâu thì trước sau cũng tìm ra manh mối sự thật thôi. Hễ nơi nào có ma thì nơi đó cũng có thầy. Xin lập lại câu ngạn ngữ tôi học của người Nhật: “Dưới mặt trời, không có gì có thể che giấu mãi được!”

Chú thích:

(#1) Thảm sát: giết chết một cách thê thảm.

(còn tiếp)
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:47 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 5:

-Xin chào bà Conner, tôi là thám tử Văn Lang, xin được hỏi bà ít câu.
-Hân hạnh được biết ông. Xin mời ông vào nhà nói chuyện.
Cửa mở ra, Văn Lang bước vào bên trong. Bà Jane Conner trông còn già hơn cả ông John Bennett, Văn Lang tự nhủ thầm như vậy. Không để Văn Lang hỏi, bà Jane Conner đã lên tiếng trước:
-Có phải những điều ông muốn hỏi tôi có liên quan đến cái chết của ông Walter Clayton, chủ lớn của Chicago Times đó không?
Văn Lang cười, nói:
-Cũng không hẳn là vậy, thưa bà.
Bà Jane Conner cười, nói:
-Để tôi tiết kiệm ít thì giờ cho ông. Buổi sáng hôm đó tôi ở nhà coi truyền hình (#1) như mọi buổi sáng khác vậy thôi. Tôi đã về hưu 5-6 năm rồi, tất cả chuyện của Chicago Times tôi không còn phải nghĩ tới nữa, mặc dù tôi vẫn là chủ nhỏ của tờ báo này. Mọi chuyện đã có ông Walter Clayton và ban biên soạn lo từ A tới Z. Tôi còn định hết năm nay sẽ giao lại toàn bộ phần của tôi cho đứa cháu ngoại là Danny.
Văn Lang hỏi:
-Theo bà thấy thì bà Jackie Clayton thế nào?
Bà Jane Conner đáp:
-Jackie rất mến tôi, và tôi cũng rất thương Jackie. Tội nghiệp, cô ta lo nhiều, hoạt động hết sức hăng say cho tờ Chicago Times thế mà cứ bị Walter dìm tài mãi. Jackie thường buồn bực, tâm sự với tôi rất nhiều, nhiều lần định bỏ Chicago Times mà đi nhưng tôi cố khuyên răn mãi cô ta mới chịu ở lại. Tuy về hưu, nhưng có một đôi lần tôi phải gọi điện thoại nói chuyện với Walter, bảo đừng để Jackie buồn bực nhiều, trái lại phải xem cô ta bình đẳng phần nào mới hợp tình hợp lý. Và tôi cũng nói với Walter rằng nếu không thích thì cứ xem như Jackie làm việc cho tôi đi cũng được. Nhưng không thể để cô ta có cảm giác lạc lõng tại sân nhà như thế được.
Văn Lang cười:
-Nhưng từ này trở đi thì quyền sinh sát nằm trong tay bà Jackie Clayton rồi.
Bà Jane Conner gật đầu:
-Tôi đau lòng về cái chết của Walter, nhưng bên cạnh đó cũng vui mừng cho Jackie, vì nếu Walter còn ngày nào thì ngày đó Jackie khó mà có cơ hội phát triển tài năng của cô ta. Chính tôi cũng từng nhờ luật sư Thomas Messingale xem có cách nào để chia bớt ảnh hưởng của ông Walter Clayton đi. Không phải tôi ngờ vực hay thiếu tin tưởng Walter, nhưng tôi nhận thấy ông ta ôm đồm công việc như thấy thật là không nên chút nào. Chính vì ôm đồm công việc rồi đến lúc mệt mỏi lại trở nên ‘ngáy ngủ’ để cho 2 người kia lộng hành mới đi đến việc thưa kiện.
Văn Lang hỏi:
-Bàn nói 2 người kia đây là…
Jane Conner gật đầu, ngắt lời:
-Dĩ nhiên là John Bennett và Frank Donato.
Bà Jane Conner lên tiếng xin lỗi rồi vào trong đem ra 2 tách cà-phê, một tách cho bà và một tách cho Văn Lang. Bà ta uống vài ngụm cà-phê rồi thở dài:
-Như Danny, cháu tôi cũng có khả năng vô cùng, nhưng làm dưới tay John Bennett thì thật là mai một nhân tài! Suốt 5 năm trời, nó chỉ được viết những bài vô thưởng vô phạt không đâu vào đâu cả. Tôi nhiều lần tỏ ý bất mãn cho Danny, nhưng rốt cuộc không làm gì được vì John Bennett có một bức bình phong rất lớn là Walter Clayton kia. Vì Walter là chủ lớn, nắm 75% tờ báo dĩ nhiên quyền hành phải mạnh hơn tôi thôi.
Văn Lang mỉm cười, nói:
-Hy vọng từ đây Danny cháu bà sẽ ở một cương vị khá hơn khi quyền quyết định mọi chuyện đã ở tay bà Jackie Clayton.
Jane Conner nở một nụ cười:
-Có thế thì Danny mới có tương lai được.
Văn Lang nhắp một hớp cà-phê, hỏi:
-Thưa bà Conner, bà có thể cho tôi biết Danny bây giờ đang ở đâu? Làm cách nào tôi có thể gặp anh ta được.
-Ông khỏi cần tìm làm gì. Danny có mặt ở đây!
Cả bà Jane Conner và Văn Lang đều sững sờ. Trước mắt hai người là một chàng thanh niên tuổi chừng 25-30, trông rất bảnh bao lịch sự, đẹp trai và vạm vỡ xuất hiện. Nhìn Văn Lang bằng cặp mắt lạnh lùng, Danny nói:
-Nếu thám tử có điều gì cần hỏi thì xin cứ hỏi tôi chứ hỏi chi bà ngoại tôi. Bà ấy đã già rồi, giờ chỉ biết nghỉ hưu, vui nốt những ngày còn lại của cuộc đời chứ đâu còn để ý gì về những chuyện ngoài đời nữa.
Văn Lang cười, nói:
-Tôi đồng ý. Bà ngoại anh không còn để ý gì đến chuyện đời nữa, nhưng anh thì để ý liên miên có phải không?
Danny cười, nhạt:
-Dĩ nhiên! Nhưng ông hỏi như vậy thật sự có ý gì?
Văn Lang nhún vai:
-Chẳng có ý gì cả. Chỉ là một câu hỏi buột miệng thôi. Tôi chỉ cần hỏi, vào lúc khoảng từ 7 rưỡi đến 8 giờ hôm qua, anh ở đâu?
Danny vươn vai, nắm chặt đôi tay, nói:
-Tôi biết ông nghi ngờ tôi cũng phải. Tôi trẻ tuổi, sức lực không thiếu, lại đang có chuyện bất mãn với Chicago Times thành thử có đầy đủ duyên cớ, động lực thúc đẩy để giết người. Mà quả thật, cái chết của ông Walter Clayton hoàn toàn có lợi cho tôi. Nhưng thôi, ông đã hỏi thì tôi xin trả lời. Vào lúc đó, tôi đang ăn sáng ở tiệm bánh do người Pháp làm chủ cách đó không xa lắm. Sau 8 giờ một chút, ông John Bennett gọi điện thoại bảo tôi đừng tới thì hơn vì cảnh sát đã phong tỏa tòa soạn của Chicago Times. Chỉ lúc nào cần thì tôi mới phải có mặt thôi.
Nhìn Văn Lang từ đầu tới chân, Danny nói giọng như thách thức:
-Văn Lang, nghe nói ông giỏi võ lắm hả? Tôi cũng có học qua chút võ thuật. Hy vọng một ngày nào được cùng ông thử sức với tính cách giao hữu cho vui, cho biết sức nhau.
Văn Lang nghe nói cả cười:
-Anh biết võ à? Thật là người đa tài, đáng khâm phục. Còn tôi thì cũng có học qua chút đỉnh, nhưng thật tình không dám tự phụ là giỏi chút nào cả. Tuy nhiên một khi tôi đã ra tay là chỉ có đánh thật thôi chứ không có tính cách giao hữu đâu. Nhưng tạm thời bỏ qua chuyện đó đi. Tôi hy vọng không bao giờ phải ra tay đấu với anh cả?
Danny cười ngạo mạn:
-Ông sợ?
Mike Rắn Hổ cười:
-Anh nói đúng, Văn Lang sợ thật.
Danny cười lớn hơn:
-Không ngờ nhà thám tử đại tài nổi tiếng như thế mà cũng biết sợ à?
Mike Rắn Hổ cười nhạt:
-Phải, Văn Lang mà phải ra tay đấu với anh thì dĩ nhiên anh ta sợ rồi. Sợ mang tiếng trở thành kẻ sát nhân.
Danny tắt ngay tiếng cười. Văn Lang nhìn Mike Rắn Hổ nheo mắt rồi quay qua Danny nói:
-Thôi, bỏ qua chuyện đó đi. Theo tôi được biết thì anh rất bất mãn với cả ông Walter Clayton lẫn ông John Bennett có phải không?
Danny đáp:
-Đúng vậy! John Bennett đã dìm tài tôi suốt 5-6 năm qua. Ông ta là chủ bút mà chẳng biết dùng người chút nào. Ông ta thật khinh thường tuổi trẻ, cho rằng chỉ có những người già ‘gần kề miệng lỗ’ có đầu óc thủ cựu như ông ta là giỏi, là làm được việc thôi. Tôi thật đã cảm thấy mình phí phạm một thời gian dài làm dưới quyền của ông ta. Còn ông Walter Clayton thì quá vô tình, giao hết mọi việc cho John Bennett cho nên ông ta mới lộng hành, tưởng mình như là chủ nhiệm của Chicago Times không bằng. Giả sử bà ngoại tôi không có phần hùn 25% trong Chicago Times thì không đời nào tôi hạ mình đi làm cho mấy người đó. Xã hội này, thế gian mà thêm chừng ít người như ông John Bennett thì chắc chẳng bao lâu nhân loại sẽ trở lại thời kỳ bán khai thôi! Xin lỗi, tôi chẳng muốn nói nặng ai cả nhưng với mấy ông này thì tôi không thể lặng im được!
Văn Lang chăm chú lắng nghe. Đi đi lại lại mấy bước, Danny bỗng dừng lại, nói tiếp:
-Văn Lang, xin nói thật với ông. Đúng, tôi rất ghét ông John Bennett, và cũng chẳng ưa gì Walter Clayton cả. Chính nhiều lúc tôi cũng mong 2 ông này chết phứt đi cho rảnh mắt. Tôi không phải phường ngụy quân tử, tôi thấy sao nói vậy. Tôi quả thật không chút nào xúc động về cái chết của ông Walter Clayton. Nhưng sự thật, không phải tôi giết ông Walter Clayton. Chấm hết! Nếu ông có nghi ngờ tôi có nhúng tay vào vụ này thì tôi sẽ trưng đủ bằng cớ cho ông biết. Lúc tôi ở tiệm bánh có tiếp xúc một nhân vật hết sức quan trọng, và người này sẽ làm chứng cho tôi nếu cần.
Văn Lang lấy làm lạ, hỏi:
-Ai vậy? Anh có thể cho biết được không?
Danny cười:
-Đương nhiên là được. Đó là cô Mary, cháu gái của thị trưởng Chicago này. Ông John Bennett coi thường tôi, chứ thật tình tôi quen biết nhiều nhân vật quan trọng đáng để ý hơn ông ta nhiều.
Văn Lang cười, quay sang bà Jane Conner nói:
-Vậy là đủ rồi. Cám ơn bà đã dành thì giờ cho tôi, và xin lỗi đã làm phiền bà không ít.
Bà Jane Conner mỉm cười:
-Không sao cả ông Văn Lang à. Khi nào rảnh cứ ghé qua đây chơi chứ không bắt buộc phải có chuyện cần mới tới. Nhà chúng tôi nhỏ, chúng tôi dù kém chứ rất hiếu khách. Nếu tôi giúp được gì cho ông thì cứ cho biết thôi.
Quay sang Danny, Văn Lang nghiêm mặt, nói:
-Còn anh, khi nào cần tôi sẽ đến hỏi thăm sau. Xin chào!
Danny gật đầu, nói:
-Ông yên chí đi! Tôi sẽ chẳng bao giờ chạy trốn cả, vì chẳng làm gì nên tội cả. Lúc nào tôi cũng ở đây sẵn sàng. Ông đã biết chỗ, nếu cần cứ tìm đến thôi.

***

-Thám tử Văn Lang, người hùng của tôi!
Văn Lang giật mình quay lại. Một người đàn ông cỡ tuổi chàng đang cười tủm tỉm. Nhìn kỹ người mới vỗ vai mình, chàng nhận thấy quen quen. Người đàn ông liền vỗ vai chàng, giọng thật tình, hỏi:
-Không biết thám tử có nhớ tôi không hả? Chứ tôi thì lúc nào cũng ngưỡng mộ thám tử đó.
Nặn óc vài giây, Văn Lang bỗng chợt nhớ ra người này là ai! Chàng không chút do dự, đưa tay bắt, giọng thân mật hỏi:
-Hình như chúng ta có gặp ngày hôm qua ở tòa soạn tờ báo Chicago Times? Phải anh là Jim Donahue, một phóng viên tài ba của tờ Chicago Times đó không? Lúc này sao, làm ăn khá không? Có săn được tin tức gì cụp lạp nóng bỏng không?
Jim Donahue cười toét miệng, đáp:
-Cám ơn thám tử đã coi trọng. Tôi cũng làm ăn lai rai qua ngày. Nhưng tôi vừa mới biết được một tin tức vô cùng quan trọng, có thể là đầu dây mối nhợ cho vụ án vừa qua, có thể giúp cho công việc thám tử được suông sẽ, để thám tử dễ bề điều tra tận từ gốc đến ngọn ngành.
Văn Lang mỉm cười, hỏi:
-Tin gì quan trọng thế, anh có thể cho tôi biết được không?
Jim Donahue liếc mắt nhìn trước nhìn sau, khẽ nói:
-Hãy vào tiệm bánh kia uống ly cà-phê, ăn miếng bánh ngọt tôi sẽ nói cho thám tử biết tất cả những tin tức quan trọng tôi vừa săn được. Ở đây có nhiều tai mắt, không tiện nói chút nào cả.
Nhìn đồng hồ, Văn Lang nói:
-Cũng còn sớm. Mình đi uốn cà phê ăn bánh ngọt cũng thú vị lắm.
Hai người rủ nhau vào tiệm bánh ngọt. Gọi cà-phê và bánh croissant, cả hai cùng nhâm nhi, ăn vài miếng giết thì giờ. Lúc bấy giờ, Jim Donahue mới bí mật khẽ thố lộ:
-Xin mật báo (#2) cho thám tử biết, có một người ở tòa soạn đã nói dối với cảnh sát lúc bị thẩm vấn!
Văn Lang để ý lắng nghe, khẽ hỏi:
-Ai?
Jim Donahue với vẻ trịnh trọng, nói:
-Đó là cô thư ký ở lầu 4 tên Stephanie. Lúc xảy ra án mạng sáng hôm qua, tức vào khoảng 7 giờ 45 đến 8 giờ, thật sự cô ta không có đó như lời cô ta đã khai với cảnh sát cũng như với thám tử.
Văn Lang trợn mắt, hỏi:
-Thật vậy sao? Anh chắc chắn không?
Jim Donahue vỗ ngực:
-Tôi dối thám tử làm gì chứ? Không tin thám tử cứ tới hỏi cô ta xem. Cô ta lừa gạt được cảnh sát chứ qua mắt tôi sao nổi. Vào lúc gần 8 giờ, tôi ở câu lạc bộ tòa soạn uống cà-phê thì thấy bóng dáng cô ta cùng một người đàn ông đi ngang. Hai người to nhỏ gì với nhau tôi không nghe rõ, nhưng dáng điệu 2 người thật là hết sức khả nghi. Tôi chỉ muốn giúp thám tử điều tra ra vụ này thôi. Chỉ mong sau này thám tử khi thành công thì nhớ trước mặt bà Jackie Clayton nói tốt dùm tôi vài lời là được rồi.
Văn Lang cười, khẽ vỗ vai Jim Donahue, nói:
-Hay lắm Jim! Đúng là một phóng viên tài ba, hay nói cho đúng hơn, là một thiện xạ ‘bách phát bách trúng’ có khác! Anh đừng lo, tôi lúc nào cũng coi trọng anh cả. Tất nhiên là tôi phải luôn luôn nói tốt về anh với mọi người rồi. Vì anh xứng đáng cho mọi người ngưỡng mộ mà.
Jim Donahue thở dài:
-Chỉ tiếc là cái ông chủ bút khinh người tên John Bennett chẳng bao giờ chịu nghĩ như anh cả! Giả sử ông ta nghĩ được một phần như anh thì tôi cũng mãn nguyện lắm rồi.
Văn Lang vỗ vai Jim Donahue, nói:
-Anh Jim này! Tôi có một điều yêu cầu được không?
Jim Donahue nhanh nhẩu, đáp:
-Được! Thám tử cứ nói. Nếu giúp gì được cho thám tử thì thật là điều hân hạnh cho tôi.
Văn Lang, cười, nói:
-Tôi có tên. Từ nay xin gọi tôi là Văn Lang thôi, chứ đừng có ‘thám tử này’ hay ‘thám tử nọ’ nữa, nghe khách sáo quá.
Jim Donahue lộ vẻ hơi xúc động, đáp:
-Cám ơn thám…, í quên, anh Văn Lang. Thật tôi không có nhìn lầm người chút nào!
Hai người bạn mới kết sau đó cười nói thân mật vui vẻ, thậm chí còn hỏi thăm nhau về đời sống riêng tư cá nhân. Uống cà-phê, ăn bánh ngọt xong, Văn Lang lịch sự trả tiền luôn cho Jim Donahue. Chàng cũng không quên cám ơn người phóng viên ‘thẳng ruột ngựa’ vui tính tuy hơi ‘lăng xăng’ một chút; vì lẽ anh ta đã cung cấp cho chàng một tin tức thật quý báu đáng quan tâm đến.

Chú thích:

(#1) Truyền hình: TV.
(#2) Mật báo: cho biết một cách kín đáo.
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:48 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 6:

-Stephanie! Mong cô hãy nói rõ cho tôi biết, trong khoảng thời gian từ 7 giờ 45 cho đến 8 giờ sáng hôm qua cô ở đâu, với ai, có mục đích gì?
Nàng thư ký tên Stephanie hết nhìn Mike Rắn Hổ tới nhìn Văn Lang với vẻ lo âu sợ sệt. Nàng ấp úng:
-Tôi… tôi…
Văn Lang cười nhạt, nét mặt đầy nghiêm nghị:
-Mong cô hãy nói sự thật. Mọi sự dối trá, man khai (#1) đều không có lợi cho cô đâu!
Mike Rắn Hổ nói thêm:
-Cô nhớ đấy! Sự thật, chỉ có sự thật, không gì ngoài sự thật!
Stepnhanie vẫn không nói nên lời. Mike Rắn Hổ cười, nói:
-Cô không trả lời được sao? Được, để tôi mở đề hộ cho cô nhé. Trong thời gian đó, tức trong khoảng 7 giờ 45 tới 8 giờ sáng, cô không có tại văn phòng như lời cô đã khai với cảnh sát hôm qua.
Stephanie thu hết bình tĩnh, nói:
-Được, để tôi khai thật mọi việc với hai ông.
Mike Rắn Hổ gật đầu:
-Được, tốt lắm. Đó là điều chúng tôi muốn được nghe.
Stephanie hít một hơi thở dài, bắt đầu chậm rãi, từ từ thuật lại:
-Đúng như hai ông đã nói, trong thời gian đó tôi không có mặt tại văn phòng. Nhưng bất quá tôi chỉ vắng mặt trước giờ làm việc trước sau có 15 phút là tối đa thôi. Sau đó tôi trở lại đây đúng 8 giờ như thường lệ cho đúng giờ. Như thường lệ, tôi đến sở vào lúc 7 rưỡi. Tôi mở đèn, mở các tủ hồ sơ, bật máy vi tính…, trước sau chỉ có 15 phút. Lúc đó khoảng 7 giờ 45, bạn trai của tôi là Doug gọi tôi xuống gặp anh ta tại câu lạc bộ ở lầu 1. Trước sự ngạc nhiên sung sướng của tôi, anh ta ngỏ ý cầu hôn, đồng thời cho biết anh ta vừa được ông John Bennett, chủ bút Chicago Times thăng chức, cho trông coi vấn đề in ấn, lương sẽ tăng gấp đôi công việc trước. Thú thật, Doug và tôi đã yêu nhau từ lâu. Tôi vẫn trông đợi một lời cầu hôn của anh ta thì hôm qua đã được toại nguyện. Anh ta nói rằng luôn luôn thương yêu tôi, đã muốn cưới tôi từ lâu, ngặt vì lương bổng thấp quá, chỉ đủ nuôi thân nên không dám ngỏ lời. Nhưng với công việc mới thì sẽ dư giả chút đỉnh, có thể lập gia đình và nuôi vợ được...
Hai giọt lệ nhỏ xuống đôi má xinh nàng thư ký tên Stephanie kia. Nàng dùng giấy thấm má rồi nói tiếp:
-Tôi thật lòng yêu Doug, dù anh ta có nghèo cỡ nào cũng thế thôi. Trước đây, tôi chỉ giận anh ta quá nhút nhát, quá mặc cảm, không dám lên tiếng cầu hôn… Vì cho dù anh ta không được việc mới đi chăng nữa thì với 2 số lương chúng tôi cộng lại cũng đủ sống qua ngày. Tôi chưa hế có ý nghĩ đòi anh ấy phải nuôi tôi… Với lại chúng tôi cũng còn trẻ, sẽ còn nhiều cơ hội gây dựng tương lai…
Mike Rắn Hổ định nói gì, nhưng Văn Lang ra dấu cản lại. Stephanie sau đó lại tiếp tục:
-Do đó, tôi thật vui mừng khi Doug cầu hôn. Tôi đã nhận lời anh ta ngay sau đó tức thì. Kế đó, sau khi để cho Doug hôn, tôi hối anh ta mau trở về làm việc đừng để trễ dù một phút, và Doug đã nghe lời tôi trở về chỗ làm. Còn tôi thì sau đó cũng trở về văn phòng này để bắt đầu công việc như mọi ngày. Chỉ mấy phút sau thì có tin báo ông Walter Clayton bị ám sát trong thang máy và lệnh phong tỏa Chicago Times Tower của cảnh sát Chicago. Tôi ở lại văn phòng này không đi đâu cả, và sau đó bị cảnh sát cùng các ông thẩm vấn. Đó là tất cả những sự việc đã xảy ra trong thời gian từ 10 đến 15 phút vắng mặt của tôi tại văn phòng trước giờ làm việc. Sở dĩ tôi không dám khai đúng sự thật hôm qua là vì lo sợ bị thêm nhiều rắc rối, cảnh sát sẽ điều tra kỹ lưỡng hơn, sẽ không ngừng hỏi cung. Sau này tôi mới nhìn thất rõ nguy cơ của việc giấu diếm vừa qua. Nhưng giờ đây thì tôi đã nói tất cả sự thật cho 2 ông rồi, không thêm không bớt lời nào cả.
Nói dứt lời, Stephanie bật khóc thành tiếng. Không hiểu vì nàng vui sướng cho ngày vui lứa đôi trong tương lai, hay vì đã trút bỏ được gánh nặng trong người? Hoặc vì quá sợ sệt phải gặp nhiều rắc rối với nhà chức trách?
Văn Lang đứng dậy đưa hộp giấy cho cô ta. Chàng nhỏ nhẹ lên tiếng:
-Được rồi, cô Stephanie! Chúng tôi chỉ cần bấy nhiêu đó thôi. Cám ơn cô đã chịu hợp tác với chúng tôi. Chúng tôi chẳng còn gì để hỏi, và cũng sẽ không làm phiền cô nữa đâu.
Rút giấy từ chiếc hộp lau khô hai hàng lệ, Stephanie nở một nụ cười nhẹ nhõm:
-Xin cám ơn hai ông nhiều. Một lần nữa, thành thật xin lỗi về chuyện khiếm khuyết của tôi.
Mike Rắn Hổ cười, nói:
-Tôi chỉ có một lời khuyên nho nhỏ cho cô mà thôi. Lần sau, nếu có bị cảnh sát thẩm vấn thì nhớ nói đúng sự thật chứ đừng giấu diếm điều gì nhé.
Quay qua Văn Lang, Mike Rắn Hổ nói:
-Chúng ta đi thôi, Văn Lang.
Ra đến cửa, bỗng Văn Lang quay đầu lại hỏi:
-Cho tôi hỏi câu cuối. Cô và Doug nghĩ thế nào về ông Walter Clayton?
Stephanie đáp:
-Ông ta là người tạo công ăn việc làm, nuôi sống chúng tôi, dĩ nhiên chúng tôi chỉ biết mang ơn ông ta mà thôi.
Văn Lang cười, gật đầu. Mike Rắn Hổ cũng cười, nói:
-Chừng nào cô với Doug làm đám cưới nhớ gửi thiệp hồng cho tụi tôi nhé!
Stepanie cười:
-Rấn hân hạnh!

***

Mike Rắn Hổ mời Văn Lang xuống câu lạc bộ mua cà-phê uống. Mua xong, hai người ra ngoài tìm ghế băng dài ngồi uống. Tình cờ thấy bóng Frank Donato, Mike Rắn Hổ liền lên tiếng gọi lại.
Frank Donato cực chẳng đã phải tới gặp hai người chào hỏi qua loa vài câu. Văn Lang mở đầu câu chuyện, hỏi:
-Ông Daonato! Tôi nhận thấy cả ông và ông John Bennett chẳng ai ưa bà Jackie Clayton cả phải không?
Frank Donato đáp:
-John Bennett dĩ nhiên không ưa rồi, vì anh ruột vừa nằm xuống, bà Jackie Clayton đã lên ngay giọng bà chủ thị uy với mọi người. Còn tôi thì vốn dĩ không ghét gì bà ta, trái lại còn muốn giúp đỡ nữa, nhưng trái lại, bà đã tạt vào mặt tôi một gáo nước như ông đã chứng kiến hôm qua. Cho dù bà Jackie Clayton không đuổi tôi đi chăng nữa, tôi cũng phải nghĩ lại rằng có nên tiếp tục cộng tác với Chicago Times nữa không? Ông Walter Clayton không còn nữa thì có chuyện gì tôi cũng chẳng cần phải tha thiết nữa đâu!
Văn Lang hỏi tiếp:
-Còn ông Thomas Messingale thì nghe nói hình như rất được bà Jackie Clayton sủng ái có phải không?
Frank Donato gật đầu:
-Đúng! Jackie Clayton muốn tạo thế lực cho mình nên một mặt thì mua chuộc bà Jane Conner, đồng thời cũng thuyết phục Thomas Messingale về phe mình. Ông Walter Clayton biết rõ chuyện này cho nên có ý muốn đuổi Thomas Messingale. Chuyện này thì bất cứ ai làm ở đây đều nhìn thấy rõ mồn một. Bây giờ thì ‘sơn hà thay chủ’, tất nhiên sẽ có nhiều biến chuyển. John Bennett và tôi khó mà giữ được chân ở đây, nhưng Thomas Messingale thì sẽ vững như bàn thạch, sẽ được bà Jackie Clayton xem như đệ nhất công thần.
Mike Rắn Hổ xen lời hỏi:
-Nghe nói hình như chính ông giới thiệu Thomas Messingale cho ông Walter Clayton phải không? Như thế tức là ông và Messingale trên thực tế phải mang ơn ông. Hơn nữa, hai người còn là đồng môn với nhau nữa. Nếu Thomas Messingale được trọng dụng lại xoay qua trả oán ân nhân của mình chăng?
Frank Donato khẽ ‘hừ’ một tiếng:
-Giới thiệu Thomas Messingale vào đây làm là một lỗi lầm lớn của tôi. Những tưởng hắn sẽ giúp ông Walter Clayton cũng như chúng tôi cùng nhau khuếch trương, làm cho tờ Chicago Times ngày càng hùng mạnh thì hắn ta lại đi chui rúc dưới quần hồng, kết bè kết đảng gây chia rẽ nội bộ.
Văn Lang nói:
-Nhưng chính bản thân ông cũng đâu có ưa gì ông John Bennett có phải không?
Frank Donato gật đầu:
-Ông nói đúng. Tôi và John Bennett chưa bao giờ xem nhau như bạn. Bất quá hai người chúng tôi chỉ vì quyền lợi chung mà hợp tác với nhau thôi. Tôi chưa bao giờ mời John Bennett tới nhà chơi, và John Bennett cũng chưa hề cho tôi bén mảng tới gần nhà ông ta.
Nhìn Văn Lang và John Bennett, Frank Donato nói:
-Tôi biết dưới mắt hai ông, tôi là một nghi can lớn trong vụ này. Tôi hiểu đó là việc làm của hai ông. Nhưng xin hai ông nghĩ kỹ đi, bà Jackie Clayton, Thomas Messingale, và phe bà Jane Conner có lợi nhiều hơn tôi trong cái chết của ông Walter Clayton. Còn John Bennett thì cũng có lý do, có động lực ít nhất mạnh bằng tôi, vì chính ông ta cũng vào sổ đen của ông Walter Clayton nữa. Các ông cứ tiếp tục điều tra đi. Nếu thủ phạm là tôi thì tôi xin tình nguyện đưa tay cho các ông còng, và chịu mọi hình phạt của luật pháp! Thôi, tôi có chuyện cần phải đi làm gấp. Xin gặp lại hai ông sau.

***

Nghe có tiếng người cãi nhau bên trong, Mike Rắn Hổ cùng Văn Lang cùng đứng im để ý lắng nghe…
John Bennett nhìn Danny nói:
-Danny, những gì tôi ra lệnh, anh hãy làm ngay chứ đừng có chần chừ nữa.
Danny đứng chống nạnh, nói:
-Tôi chán lắm rồi! Cứ phải viết toàn những chuyện ‘chó cắn xe, xe cán chó’ không thì thật là mai một cả tương lai!
John Bennett cười nhạt:
-Anh làm dưới quyền tôi, thì chỉ được phép viết những gì tôi chỉ định. Tới chừng nào tôi cảm thấy anh tiến bộ thì sẽ bàn lại sau.
Danny ngênh mặt, nói:
-Ông John Bennett à! Tôi làm việc ở đây đã 7 năm, nhưng uổng phí hết 6 năm. Ông đừng tự phụ và độc tài quá đáng nữa. Giờ đây bà Jackie Clayton là tân chủ nhiệm thì mọi chuyện ở Chicago Times này sẽ thay đổi lẹ hơn ông tưởng tượng nữa.
John Bennett nét mặt hầm hầm nhìn Danny, lớn tiếng:
-Này Danny, tôi nói cho anh biết nghe! Tôi không cần biết bà ngoại anh nắm bao nhiêu cổ phần của Chicago Times, cũng không cần biết bà Jackie Clayton sẽ sủng ái anh tới độ nào. Nhưng giờ phút này tôi vẫn là cấp trên của anh nắm quyền sinh sát trong tay. Do đó, một là anh nghe lời tôi, còn hai là thu dọn bàn giấy và cút khỏi nơi đây ngay!
-Ông John Bennett, ông quá khắt khe với Danny rồi đó nghe. Đây là một cây viết trẻ có khả năng và tương lai rực rỡ bị ông dìm tài đã bao nhiêu năm nay rồi.
-Frank Donato, chuyện của tôi không khiến ông chõ mồm xen lời vào. Còn ông thì sao, hay lắm hả? Chính ông đã làm cho Chicago Times xấc bấc xang bang, ông còn lời gì để nói nữa?
-John Bennett, ông đừng có lên giọng dạy đời tôi nghe chưa? Ngay cả ông Walter Clayton cũng chưa từng nói nặng tôi như ông đó!
-Tôi sợ gì ông chứ! Ông chỉ nghĩ cho cá nhân của ông thôi chứ có lo gì cho Chicago Times đâu. Không ngờ ‘cái tôi’ của ông lớn như vậy! Ông không thèm nghe tôi, chắc để bà Jackie Clayton ra lệnh mới chịu làm hả? Như thế không có điểm tốt hay ấn tượng tốt với chủ mới đâu đấy nhé. Nếu ông nhắm đã có việc khác ngon lành hơn thì cứ việc tiếp tục bướng bỉnh, không sao…
Văn Lang nhìn Mike Rắn Hổ cười. Hai người bước tới gõ cửa. Cánh cửa từ mở ra, hai người bước vào bên trong. Cả John Bennett cùng Frank Donato, người nào người nấy mặt hầm hầm, người thì mặt đỏ như gấc, còn người thì tái hẳn lại. Còn Danny thì mặt mày cười cười luôn nhìn John Bennett như muốn trêu ngươi.
Nhìn thấy Văn Lang cùng Mike Rắn Hổ, Frank Donato gượng cười, nói:
-Xin lỗi hai ông. Tôi phải đi bây giờ. Ông John Bennett sẽ tiếp hai ông được rồi.
Nói dứt lời, Frank Donato vùng vằng bỏ đi, đóng sầm cánh cửa lại. Danny cũng nhìn Văn Lang và Mike Rắn Hổ nói:
-Tôi cũng phải đi tìm cái gì cho thoải mái tinh thần một chút.
John Bennett cười, nói:
-Xin hai ông thứ lỗi cho, nhưng tôi thật không thể nào chịu nổi cái hạng người ngoan cố, ‘dốt hay nói chữ’ như lão Frank Donato kia và đứa con nít học đòi làm người lớn, tưởng cái gì mình cũng biết như cái gã Danny kia.
Mike Rắn Hổ cười:
-Con người ai mà chẳng có lúc bực tức giận hờn. Xin ông đừng bận tâm.
Văn Lang cất tiếng hỏi:
-Tôi nghe nói ông Frank Donato lén lút đăng bài đả kích cá nhân, qua mặt cả ông và ông Walter Clayton có phải vậy không?
John Bennett đáp:
-Ông đã biết hết rồi thì tôi còn giấu làm gì nữa. Phải, tôi chưa thấy ai ngu như tên đó. Chính vì việc này mà tôi bị ông Walter Clayton khiển trách và có ý định cho nghỉ hưu (#2).
Mike Rắn Hổ nói thêm:
-Đồng thời ông Walter Clayton cũng định cho ông Frank Donato về nghỉ hưu luôn phải không?
John Bennett chua chát:
-Phải! Chỉ tiếc là ông Walter Clayton đợi lâu quá, không chịu thực hiện điều này lúc còn sống.
Nghĩ ngợi một hồi,Văn Lang lại hỏi:
-Ông Frank Donato viết bài tố cáo cái ông Bill Shoemaker nào đó là cựu sĩ quan SS, vậy chứ ông ta có bằng chứng gì không?
John Bennett đáp:
-Nếu có bằng chứng thì đâu có bị kiện! Như tôi đã nói với 2 ông, tôi làm việc chung với một ‘con bò’! Thế nhưng ông Walter Clayton kia lại dung túng, bênh vực cho cái ‘con bò tót’ tên Frank Donato kia không biết bao nhiêu lần! Đợi đến lúc bị kiện tới bạc triệu thì mới sáng mắt ra!...
Dừng lại một giây, John Bennett nói tiếp:
-Tôi biết nói như thế không có lợi cho tôi trong lúc này vì có khác nào để cho 2 ông nhìn thấy rõ rằng tôi có đầy đủ lý do cũng như động lực thúc đẩy đưa đến tình trạng giết người. Nhưng tôi bực quá, không nói không được. Tôi không dám tự phụ rằng tôi khôn, nhưng thật không may phải đứng chung hàng ngũ với một kẻ ngu chưa từng thấy trên thế gian này. Nếu 2 ông ở trong hoàn cảnh của tôi tất sẽ hiểu vì sao tôi phải lên tiếng gay gắt, nặng nề đến như vậy.
Văn Lang cười:
-Tôi hiểu, xin ông đừng bận tâm làm gì. Nói về lý do và động lực thúc đẩy đưa đến chuyện sát nhân thì có nhiều người lắm. Nhưng cho đến bây giờ, tất cả đều là vô tội vì chưa có ai có đủ bằng chứng để kết tội ai cả. Và vụ án này vẫn còn là một màn bí mật giấu sau nhiều lớp khóa chưa thể nào mở được. Hay nói một cách đơn giản hơn là một bài toán còn thiếu rất nhiều dữ kiện thì làm sao chứng minh được, nói gì chuyện đi đến kết luận.
John Bennett nhìn Văn Lang và Mike Rắn Hổ nói:
-Tôi không dám bảo với 2 ông là đừng nghi ngờ tôi, vì biết chuyện này không thể có được. Nhưng nói thật cho 2 ông biết, có nhiều người còn đáng nghi ngờ hơn tôi nữa.
Văn Lang cười, hỏi:
-Chẳng hạn như ai?
John Bennett cười nhạt:
-Như ông biết, Frank Donato cũng có tên trong sổ đen của ông Walter Clayton sau vụ Bill Shoemaker. Em gái ông Walter Clayton, tức bà Jackie Clayton đâu có ưa gì anh ruột mình, luôn cố tạo vây cánh, tìm đủ mọi cách để chia bớt quyền hành của ông Walter Clayton, thậm chí hất cổ luôn ông ta. Dưới trướng bà Jackie Clayton có biết bao nhiêu người muốn được nhìn thấy một chủ nhiệm mới lên thay.

Chú thích:

(#1) Man khai: khai dối, không đúng sự thật.
(#2) Nói một cách lịch sự, thay vì bảo bị đuổi việc.
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:50 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 7:

Văn Lang ngồi đăm chiêu nghĩ ngợi, hút hết điều thuốc này sang điếu thuốc nọ, cà-phê thì uống liên miên ly này qua ly khác. Mike Rắn Hổ gợi chuyện nói, mong giúp chàng bớt bị căng thẳng đầu óc phần nào:
-Cứ từ từ suy nghĩ thôi, Văn Lang. Tôi biết anh mệt mỏi lắm. Nhưng dù sao cũng phải giữ gìn sức khỏe mới được. Có thế đầu óc mới minh mẫn được chứ.
Văn Lang dụi tắt mẩu thuốc đang hút dở, nói:
-Thú thật với ông là tôi tin có ma. Nhưng tôi thật không tin cao ốc Chicago Times lẽ nào lại có ma được. Họa chăng là ‘ma sống’ thôi!
Mike Rắn Hổ gật đầu:
-Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Thế nhưng làm thế nào chúng ta giải thích nổi hiện tượng ma quái đó? Lầu 20 trống rỗng, nhưng xuống tới lầu 6 và lầu 5 lại có xác người nằm ở đó?
Văn Lang rời ghế ngồi, đi đi lại lại trong phòng. Sau cùng chàng bước tới bàn Mike Rắn Hổ dựa lưng vào thành bàn trước mặt ông ta. Chàng chậm rãi:
-Mắt thấy tai nghe thì thật đúng là có ma. Dùng đầu óc suy luận thì lại không thấy ma. Nhưng nếu không tìm ra câu giải đáp thì không lẽ phải tin là có ma?
Mike Rắn Hổ phá lên cười sặc sụa. Văn Lang cũng thấy vui vui, bớt căng thẳng. Bỗng chàng vô ý đụng phải đống hồ sơ trước mặt Mike Rắn Hổ làm rớt tứ tung trên mặt bàn và cả dưới đất.
Văn Lang, cười, lắc đầu:
-Xin lỗi ông. Thật không biết hồn tôi để nơi đâu!
Mike Rắn Hổ chỉ cười, nói:
-Không sao, chuyện nhỏ mà.
Văn Lang nói:
-Nhưng với tôi là chuyện lớn. Đã lỡ bày thì phải dọn thôi.
Đoạn chàng giúp ông Mike Rắn Hổ cẩn thận nhặt lại từng cái hồ sơ một, sắp xếp lại giấy tờ cho ngay ngắn thứ tự. Chồng xong cái hồ sơ cuối cùng, Văn Lang chợt vỗ tay một cái, reo lên:
-Ông Mike Rắn Hổ! Mau đi với tôi tới tòa soạn Chicago Times. Tôi cần kiểm chứng lại một đôi việc.
Mike Rắn Hổ ngạc nhiên, nhưng lộ vẻ vui mừng, hỏi:
-Chuyện gì? Anh vừa nghĩ ra được chuyện gì chí lý và thú vị lắm hả? Phải chăng là đầu dây mối nhợ, then chốt của màn bí mật?
Văn Lang không trả lời, chỉ ngoắc tay, hối thúc:
-Ông đừng hỏi nữa! Cứ đi với tôi để giúp tôi ‘thí nghiệm’ cũng như kiểm chứng việc này.
Mike Rắn Hổ cười, bí mật hỏi:
-Cho tôi hỏi một câu thôi. Có phải anh định phỏng vấn Mark, người đứng giữ trông coi thang máy không?
Văn Lang cười, gật đầu:
-Phải! Đó là một trong hai việc tôi muốn kiểm chứng trong chuyến đi này tại tòa soạn Chicago Times.

***

Văn Lang cùng Mike Rắn Hổ bước từ từ đến thang máy. Mark, người giữ thang máy khẽ cúi đầu chào hỏi hai người. Cả hai cũng lịch sự chào lại. Đang đợi thang máy thì John Bennett từ xa vẫy tay gọi:
-Mike Rắn Hổ! Văn Lang!
John Bennett chạy vội lại chào hỏi, bắt tay Mike Rắn Hổ cùng Văn Lang. Ông ta mời:
-Nếu hai ông có chút thì giờ xin vào uống với tôi ly cà-phê ở câu lạc bộ nơi này. Tôi có ít chuyện cần nói với hai ông.
Mike Rắn Hổ nhìn Văn Lang như hỏi ý kiến. Chàng liền khẽ gật đầu. Sau đó cả hai người theo John Bennett tới câu lạc bộ. Ba người gọi 3 ly cà-phê cùng 3 cái bánh ngọt, vừa ăn, vừa nói chuyện. John Bennett hỏi:
-Sao? Công việc điều tra của hai ông đến đâu rồi? Đã có manh mối gì về thủ phạm chưa?
Văn Lang đáp:
-Cho đến nay, chúng tôi chỉ có thể nghi ngờ rằng, kẻ giết người là một nhân vật lớn, tên tuổi tại Chicago Times.
John Bennett cau mày:
-Bằng vào đâu mà ông lại nói như vậy? Không lẽ những nhân viên thường không có chức vị quan trọng không ra tay được hay sao?
Văn Lang gật đầu:
-Được chứ! Nhưng nếu là như vậy thì ắt phải có nhân vật lớn chống lưng cho.
-Bằng cớ?
-Cũng chỉ vì hai nhữ ‘bằng cớ’ nên chúng tôi chưa dám công bố tên tuổi của bất cứ người nào.
Văn Lang chợt đứng dậy, nói:
-Xin lỗi hai ông nhé. Tôi cần đi phòng vệ sinh chút, sẽ trở lại ngay.
-Ông cứ tự nhiên.
Văn Lang đứng dậy bỏ ra ngoài. John Bennett bỗng chú ý đến một người đàn ông đang đi vào. Khi nhìn rõ mặt người này, ông ta lên tiếng gọi:
-Kìa, thám tử Gary Anderson. Xin mời ông vào nhập bọn, uống ly cà-phê cho vui.
Người đàn ông mới vào, tức thám tử Gary Anderson, chẳng khách khí, bước tới kéo ghế ngồi vào bàn. Sau khi giới thiệu mọi người với nhau, John Bennett lập tức gọi bồi bàn lại kêu thêm ly cà-phê và bánh ngọt. Ba người vừa ăn vừa uống vừa đàm thoại.
Gary Anderson nhìn Mike Rắn Hổ hỏi:
-Sao? Thám tử Văn Lang đại tài của ông điều tra đến đâu rồi?
Mike Rắn Hổ cười, đáp:
-Chưa đâu vào đâu cả.
Gary Anderson cười, nói:
-Tại sở cảnh sát Chicago nghe lời ông nhờ thám tử Văn Lang điều tra vụ này nên tôi chẳng dám có ý kiến, mà cũng chẳng dám nói nhiều.
Mike Rắn Hổ nói:
-Ông có ý kiến gì cứ phát biểu (#1) chứ việc gì phải ngại.
Gary Anderson cười, nói:
-Được, nếu ông cho phép thì tôi nói. Tôi nhận thấy thám tử Văn Lang chỉ tốn thì giờ vô ích!
-Vì sao?
-Danh sách nghi can càng lúc càng dài ra mà chẳng có được một manh mối nào hay một câu giải thích nào hợp tình hợp lý cả, trong khi sự thật thì quá ư là đơn giản.
Mike Rắn Hổ cười, hỏi:
-Chẳng hạn?
Gary Anderson vừa ngấu nghiến miếng bánh ngọt, vừa phân tích:
-Cứ nghi hết người này với người kia làm gì cho mệt. Người nào cũng đáng nghi cả thì ai là kẻ có tội đây? Ông Walter Clayton lúc bước vào thang máy còn sống, và khi thang máy mở ra thì chết thì chỉ có một câu giải thích dễ dàng, hữu tình hữu lý nhất mà thôi.
-Ông cứ nói.
Gary Anderson nhấm nháp một hơi cà-phê, vẻ mặt cương quyết, nói:
-Ông ta tự sát! Chính ông ta tự bắn ông ta.
Không hẹn mà cả John Bennett lẫn Mike Rắn Hổ cùng phá lên cười. Mike Rắn Hổ bình tĩnh, hỏi:
-Cứ cho rằng giả thuyết của ông là đúng, nói rằng ông Walter Clayton tự sát, thì đâu là động lực thúc đẩy khiến cho ông ta phải tự bắn mình một phát kết liễu tánh mạng như vậy?
Gary Anderson thản nhiên đáp:
-Ông Walter Clayton gần đây bị quá nhiều áp lực. Vụ kiện cáo kia là bằng chứng cụ thể nhất. Nếu Chicago Times mà thua kiện thì uy tín sẽ có thể bị tiêu tan, biết đâu đưa đến tình trạng đóng cửa luôn tòa soạn nữa. Việc thua kiện mấy triệu đồng so với việc bị đóng cửa, đình bản tờ báo thì thật là chuyện nhỏ mà thôi. Ngoài ra, tôi cũng như mấy ông, được biết ông Walter Clayton có ý định cho mấy người thân cận, hay nói cho đúng là ‘khai quốc công thần’ của mình về hưu chẳng chóng thì chày. Nhưng có lẽ hàng đêm nằm vắt tay lên trán nghĩ lại thì ông ta lại không nỡ. Nói chung, tình cảm và lý trí của ông Walter Clayton lúc bấy giờ xung đột với nhau không ít, và chúng ta cũng chẳng chẳng cần phải là một bác sĩ tâm thần hay một tâm lý gia mới hiểu rõ được việc này. Hẳn trong chúng ta đây, không ai muốn mình ở trong tình trạnh như ông Walter lúc đó hết. Thật là tiến thoái lưỡng nan, tình ngay lý gian.
Mike Rắn Hổ cùng John Bennett vẫn im lặng để ý lắng nghe. Gary Anderson cho rằng mình đã thuyết phục được họ nên có vẻ đắc ý, tiếp tục thao thao bất tuyệt:
-Và rồi, ông Walter Clayton đã chọn cho mình con đường chết để giải quyết mọi việc. Thứ nhất, khỏi phải đương đầu với vụ kiện lớn tai tiếng. Thứ hai, khỏi phải mang tiếng vắt chanh bỏ vỏ với những cộng sự viên lâu đời của mình. Và thứ ba, cái chết của ông ta sẽ khiến cho người đề đơn kiện ít nhiều cảm khái, thôi không kiện nữa, và như thế là ông ta đã chết để cứu sống đứa con tinh thần Chicago Times của mình.
Nghe tới đây, Mike Rắn Hổ liền lên tiếng:
-Ông bàn nghe thì cũng có lý lắm, nhưng tôi xin phép được bất đồng ý kiến.
Mike Anderson cười nhạt, nói:
-Xin ông cứ nói.
Mike Rắn Hổ điềm tĩnh:
-Ông Walter Clayton là người giàu sang, có tiền của, có địa vị cao thì có lý nào lại tự sát chết một cách lãng xẹt như thế được. Còn nếu nói về kiện cáo thì đây đâu phải lần thứ nhất Chicago Times bị kiện đâu? Ai chẳng biết làm nghề báo thì phải chai mặt khi đương đầu với quần chúng. Với lại, mỗi tờ báo đều mướn một luật sư riêng mục đích để làm gì? Vấn đề kiện cáo đối với ông Walter Clayton chỉ như cơm bữa mà thôi. Do đó, tôi chẳng thấy có lý do nào khiến cho ông ta phải bị căng thẳng đến độ tự kết liễu đi tánh mạng của mình cả. Mọi chuyện đã có luật sư lo, ông ta chỉ nêu lên những điểm nào cần thị cho luật sư cãi mà thôi. Còn nói về lý trí và tình cảm, ông Walter Clayton là người có cá tính mạnh mẽ vô cùng, phân biệt cả hai rõ ràng như ban ngày ban mặt. Ai cũng biết ông ta trông thì có vẻ khắt khe, nhưng trên thực tế thì thương em gái mình là Jackie Clayton vô cùng, bằng chứng là ông ta tìm luật sư làm di chúc, cho bà Jackie Clayton hưởng tất cả những gì ông ta có, từ tài sản nhà cửa, tiền trong ngân hàng cũng như cả toàn vẹn 75% tờ Chicago Times mà ông ta đang nắm. Nhưng cho dù thương thì thương nhưng bao nhiêu năm qua ông ta nhất định không cho bà ta chức vị nào quan trọng, và bắt bà ta phải luôn luôn dưới quyền nghe lời ông John Bennett và ông Frank Donato. Vì thế, tôi không hề trông thấy lý do nào khiến cho ông Walter Clayton có thể bị đưa vào tình trạng treo lủng lẳng giữa lý và tình cả.
Gary Anderson chưa biết nói sao thì một giọng nói từ đâu vang lên:
-Còn nữa, nhà thám tử Gary Anderson này. Nếu nói là ông Walter Clayton tự sát, tự bắn mình một phát thì tang chứng ở đâu? Không lẽ sở cảnh sát tìm được khẩu súng trong thang máy hả? Không lẽ ông Walter Clayton sau khi tự sát ném khẩu súng đi đâu, hay bóp nát khẩu súng thành tro bụi? Hay là sau khi tự kết liễu xong, ông Walter Clayton biến phép cho khẩu súng thành tàng hình để cho những người sống điều tra một phen nhức đầu chơi cho vui? Ông Walter Clayton thâm thật chứ chẳng phải chơi!
Mọi người giật mình. Văn Lang đã trở lại từ hồi nào không hay. Và dĩ nhiên phải nghe qua câu chuyện đang bàn ít nhiều cho nên mới xen vào đúng lúc đúng chỗ như vậy.
Văn Lang nhìn Mike Rắn Hổ nheo mắt, lại nhìn Gary Anderson nói:
-Tôi tin tưởng ai ai cũng mong sự thật được như những gì ông nói. Thứ nhất tôi khỏi phải mất công điều tra. Thứ hai, tất cả mọi người tại tòa soạn Chicago Times có thể thở phào nhẹ nhõm là họ không làm việc chung với một kẻ sát nhân. Chính tôi cũng mong sự thật đúng là những gì ông vừa đoán. Nhưng thực tế thì chuyện không đơn giản như vậy đâu.
Thấy Gary Anderson có phần ngượng ngịu, Văn Lang cũng không nỡ dồn người thám tử này vào đường cùng. Chủ trương của chàng xưa nay vốn là luôn luôn chừa một đường cho người chạy. Nghĩ vậy, chàng ôn tồn, nói:
-Đây là mình bàn chuyện chơi cho vui thôi, đừng để bụng nhé. Ông bàn cũng hay lắm, nhưng vụ này thật hết sức phức tạp, không phải chỉ một sớm một chiều mà điều tra được sự thật đâu.
Văn Lang láy mắt nhìn Mike Rắn Hổ ra hiệu. Ông ta hiểu ý liền ngỏ ý từ tạ John Bennett và Gary Anderson để tiếp tục công tác. Văn Lang lịch sự trả tiền cho mọi người rồi cùng với Mike Rắn Hổ tiến dần lại phía thang máy. Mark người giữ thang máy bấm thang máy cho hai người lên trên.
Trong thang máy, Mike Rắn Hổ hỏi:
-Anh đã nói chuyện với Mark, người giữ thang máy rồi chứ?
Văn Lang gật đầu:
-Phải! Lúc tôi nói là cần đi nhà vệ sinh, sự thật là chỉ để kiếm cớ để đi gặp riêng Mark.
Mike Rắn Hổ cười:
-Tôi hiểu ý anh lúc đó. Vậy kết quả ra sao?
Văn Lang giơ ngón tay cái lên, vui vẻ đáp:
-Cũng không uổng một chuyến đi.
Mike Rắn Hổ cười bí mật:
-Đừng có bảo tôi rằng anh nghi ngờ Mark, người giữ thang máy nào là một nhân vật đáng chú ý đấy nhé.
Văn Lang cười:
-Đây quả thật là một nhân vật đáng chú ý.
Mike Rắn Hổ hỏi:
-Bây giờ thì chúng ta làm gì?
Văn Lang đáp:
-Thì lên lầu 20 chứ làm gì. Mới xong có một chuyện. Còn chuyện thứ 2 nữa kia mà.

Chú thích:

(#1) Phát biểu: nói lên.
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:51 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 8:

-Chào thám tử Văn Lang. Chào ông Mike Rắn Hổ.
-Không dám, chào cô Vanessa.
-Tôi có thể làm gì được cho 2 ông?
Văn Lang cười, nhìn cô thư ký thường trực tại lầu thứ 20 tên Vanessa, nói:
-Cô có thể cho chúng tôi mượn chỗ cô đang ngồi để ‘thử lại bài toán’ được không?
Vanessa vui vẻ, đứng dậy ngay, nói:
-Rất sẵn sàng. Xin ông cứ tự nhiên ‘thử bài toán’. Chính tôi cũng đang muốn xem tài nghệ thám tử 008 Văn Lang đây. Chắc chắn là thú vị lắm.
-Cám ơn, cô quá coi trọng tôi rồi.
Quay qua Mike Rắn Hổ, Văn Lang nói:
-Ông hãy ngồi vào ghế của cô Vanessa đi.
Tuy chưa hiểu ý định của Văn Lang, nhưng Mike Rắn Hổ vẫn cứ ngồi vào mà không hề thắc mắc. Quay qua Vanessa, Văn Lang nói:
-Xin cô giúp tôi một việc nhỏ, chỉ đứng trước cửa thang máy này thôi.
Vanessa cũng như Mike Rắn Hổ, tuy chưa hiểu ý định Văn Lang nhưng cũng một mực nghe theo lời chàng, tiến lại đứng cách thang máy chừng một thước. Văn Lang sau đó từ từ bước vào thang máy đưa tay vẫy, nói:
-Ai ở đâu cứ giữ nguyên vị trí, chờ tôi trở lại nhé.
Chàng vừa dứt lời, cửa thang máy đã khép lại, đưa chàng xuống dưới. Không đầy một phút sau, cửa thang máy mở ra. Mike Rắn Hổ nhìn thang máy thấy trống rỗng thì kinh ngạc la lên:
-Ủa, Văn Lang biến đi đâu mất rồi?
Mike Rắn Hổ vừa nói dứt lời thì cô thư ký Vanessa bật lên cười thành tiếng, đồng thời có tiếng Văn Lang thốt lên ngay sau đó:
-Tôi đang ở trong thang máy đây chứ ở đâu! Nhưng có điều tại tôi nằm dưới đất cho nên ông không trông thấy đó thôi.
Mike Rắn Hổ đứng bật dậy, quả nhiên Văn Lang đang nằm gục trong thang máy trong tư thế xác của Walter Clayton tìm thấy hôm nào. Văn Lang sau đó bật người dậy, tiến lại chỗ Mike Rắn Hổ, lấy tay chỉ vào đống hồ sơ để trước mặt ông ta, nói:
-Sở dĩ ông không trông thấy tôi được là vì đống hồ sơ trước mặt đó che lấp đi khiến ông không thể trông thấy phía dưới trong thang máy được, cũng như cô Vanessa đã khai với cảnh sát là cô ta nhìn thấy thang máy trống rỗng. Chẳng qua cô ta cũng như ông, bị đống hồ sơ trước mặt ngăn cản bớt thị quan (#1) của mình đó thôi.
Cả Mike Rắn Hổ cùng cô thư ký Vanessa cùng ‘ồ’ lên một tiếng. Văn Lang lại giải thích:
-Sự thật, lúc thang máy lên lầu 20, ông Walter Clayton đã bị giết chết, và xác ông ta thật sự có nằm dưới sàn, nhưng cô Vanessa không trông thấy được là bởi vì bị đống hồ sơ trước mặt ngăn cản thị quan như tôi vừa chứng minh qua.
Vừa lúc đó, thang máy kế bên mở ra, và người bên trong bước ra là Frank Donato.
-Chào ông Donato!
-Không dám, xin chào tất cả mọi người.
Văn Lang lên tiếng hỏi:
-Ông Donato, tôi có thể hỏi ông vài câu hỏi được không?
Frank Donato vui vẻ, đáp:
-Đừng khách sáo, xin mời ông và ông Mike vào phòng tôi nói chuyện.
Văn Lang cùng Mike Rắn Hổ sau đó theo Frank Donato và phòng làm việc của ông ta. Nhìn vòng hoa treo trước cửa phòng, Văn Lang trầm trồ khen ngợi:
-Ông Frank Donato, ông cũng là người trang nhã thích chơi hoa quá ha?
Frank Donato cười:
-Hoa đẹp ai lại không thích chứ?
Hai người như hiểu được lối đùa giỡn của nhau nên cùng thấm ý cười lên ha hả. Vào đến phòng, sau khi chia ngôi chủ khách an tọa xong xuôi, Frank Donato hỏi:
-Ông cần hỏi tôi việc gì?
Văn Lang gật đầu:
-Xin ông cho biết rõ. Giữa ông và ông John Bennett thì ai là người được ông Walter Clayton ủng hộ, chiếu cố nhiều hơn.
Frank Donato đáp ngay, không do dự:
-Dĩ nhiên là tôi. Từ lúc tôi vào làm đã được ông Walter Clayton tín nhiệm, do đó tôi thường bị John Bennett ganh ghét đố kỵ không ít.
Mike Rắn Hổ lại hỏi:
-Nhưng sau vụ ông viết bài chạm nọc đến ông Bill Shoemaker khiến tờ Chicago Times bị kiện thì hình như ông Walter Clayton đã có ý đuổi việc ông có phải không?
Frank Donato gật đầu, không chối cãi:
-Đúng như vậy. Nhưng đồng thời, ông Walter Clayton cũng có ý đuổi luôn John Bennett vì ông ta là chủ bút đáng lẽ phải xem xét bài vở trước khi đăng. Tóm lại, việc tôi làm tuy có thể gọi là quấy đôi chút nhưng John Bennett cũng bị lãnh đủ, chứng tỏ dù sao ông ta cũng vẫn coi trọng tôi hơn lão John Bennett. Nhưng tôi cũng cần lập lại cho các ông biết rằng đây cũng không phải là lần thứ nhất ông Walter Clayton hăm dọa đuổi việc tôi hay John Bennett. Bất quá ông ta chỉ nói trong cơn giận mà thôi. Những người đã làm việc với ông Walter Clayton thử hỏi ai không biết điều này chứ?
Nhìn Văn Lang và Mike Rắn Hổ, Frank Donato cười:
-Nói đi nói lại, các ông cũng chỉ muốn nghiên cứu tường tận cái gọi nôm na là ‘động lực thúc đẩy’ đưa đến việc giết người thôi. Và tôi dĩ nhiên là một nghi can đáng chú ý của các ông, không chừng là nghi can số 1 nữa.
Văn Lang nghiêm mặt, nói:
-Nếu nói về động lực thúc đẩy giết người, lý do để giết người thì những người có chức vị cao ở đây ai cũng có cơ hội như nhau cả. Cả ông với ông John Bennett, cũng như bà Jackie Clayton, bà Jane Conner, Thomas Messingale, thậm chí cả Danny, ai cũng đều có quyền đi lại bất cứ nơi nào trong chốn này, kể cả những nơi cấm nhân viên lai vãng. Mà chúng tôi hình như đã nói rõ là kẻ giết người phải là người rất thân với ông Walter Clayton, có chức vị cao ở đây có phải không? Vì lẽ kẻ đó phải biết rõ thói quen, giờ giấc của ông Walter Clayton thì mới có thể dự tính, làm nên một vụ sát nhân quy mô như vậy được, chứ người bình thường ai có khả năng hay trình độ làm nổi? Nhưng cũng xin lập lại với ông cũng như tất cả mọi người là chúng tôi đang trong tiến trình điều tra chứ nắm vững được bằn chứng nên chưa thể lên án kết tội bất cứ một ai ở đây cả.
Frank Donato nhún vai:
-Việc gì các ông phải làm thì các ông cứ làm. Nhưng tôi tin tưởng rồi cũng đến lúc sự thật được phơi bày, và kẻ sát nhân sẽ phải bị đem ra trước công lý mà thôi.
Văn Lang gật đầu, cười nhạt:
-Ông nói rất đúng. Và kẻ sát nhân cho dù có thể chạy đi chăng nữa nhưng cũng không thể nào trốn được.
Vừa lúc đó, một giọng phụ nữ từ đâu vọng tới:
-Nói hay lắm thám tử Văn Lang. Kẻ sát nhân có thể chạy chứ không trốn được. Chính tôi cũng muốn biết kẻ sát nhân đó là ai.
-Chào bà Jackie Clayton.
Bà Jackie Clayton trong y phục lộng lẫy, nữ trang đắt tiền đeo đầy, dáng điệu như một mệnh phụ đang từ từ bước vào trong phòng.
Mike Rắn Hổ đỡ lời cho Văn Lang:
-Bà Jackie Clayton xin đừng quá nhạy cảm như vậy. Chúng tôi chưa hề nêu đích danh ai là kẻ sát nhân cả. Nhưng dĩ nhiên tôi tin tưởng trước sau thì cũng sẽ đến lúc đó mà thôi.
Jackie Clayton chưng hửng:
-Thì tôi cũng mong như vậy thôi chứ có gì đâu.
Quay qua Frank Donato, Jackie Clayton nói:
-Frank Donato, tôi có điều này phải thông báo cho ông rõ. Bắt đầu từ tháng sau, cái ghế phòng này sẽ do Danny ngồi, còn văn phòng mới của ông là văn phòng của Danny đang làm việc hiện tại.
Frank Donato nhìn Jackie Clayton trợn mắt:
-Bà không đùa giỡn với tôi chứ? Bà định cho hắn lên thế chức tôi, còn tôi bị giáng chức xuống làm công việc của hắn à?
Jackie Clayton mỉm cười:
-Đây không phải là chuyện đùa giỡn mà là sự thật đã làm xong. Ông cũng biết, một khi có chính phủ mới thì cũng phải có nội các mới chứ.
Frank Donato hậm hực, hỏi:
-Thế còn John Bennett?
Jackie Clayton thản nhiên:
-Ông John Bennett vẫn là chủ bút của Chicago Times, không có gì thay đổi.
Frank Donato cau mày, nhăn mặt nói:
-Bà Clayton, bà không thể làm như vậy được. Tôi làm việc cho Chicago Times đã bao nhiêu năm, đã làm lợi cho tờ báo không biết là bao nhiêu mà kể, thế mà giờ đây, chỉ mới bước chân lên làm chủ bà đã đối xử với cựu công thần như thế hay sao? Cái lương tâm, đạo đức bà để ở đâu hả?
Jackie Clayton ghắn một điếu thuốc vào chiếc ống nhựa, châm lửa, hít vài hơi, chậm rãi nói:
-Con người chúng ta ai ai cũng có một thời. Ông đã có thời của ông, giờ phải để cho người khác có cơ hội thôi. Đó là hình thức dân chủ. Như tổng thống cũng vậy, có ai ngồi được cái ghế đó cả đời đâu! Ông bằng lòng thì tiếp tục cộng tác với Chicago Times, không thì tùy ông lựa chọn. Cũng như ông đã nói, tài năng như ông đi đâu mà chẳng được trọng dụng. Nơi đây vẫn trọng dụng ông chứ đâu có sa thải ông. Nhưng dù sao thì cũng chỉ đến mức nào đó thôi. Con người chúng ta nên hiểu rõ và biết rõ chỗ đứng của mình.
Thấy hai người nói với nhau toàn những chuyện cá nhân, hoàn toàn không có liên quan đến công việc của mình, Văn Lang liền nháy mắt cho Mike Rắn Hổ. Hai người sau đó xin từ biệt chứ chẳng muốn nghe chuyện nội bộ của Chicago Times làm gì nữa.

***

Trên đường về, Mike Rắn Hổ lắc đầu nói với Văn Lang:
-Bà Jackie Clayton này ghê thật! Mới ‘lên ngôi’ đã ra tay ‘thanh lọc’ rồi!
Văn Lang mỉm cười, nói:
-Đó cũng là lẽ thường thôi. Nhưng với Frank Donato thì tôi không thương xót chút nào cả. Chính ông ta là người giới thiệu bạn học mình là Thomas Messingale vào đây làm, nhưng cũng chính ông ta lên tiếng nói xấu bạn mình vì quyền lợi riêng. Than ôi! Miếng đỉnh chung có thể biến con người trở thành như thế đó! Và trong khi vụ án còn trong tình trạng điều tra thì Frank Donato toàn tìm cách nói bóng nói gió, cố ý mong chúng ta chú tâm vào những người khác để ông ta tránh khỏi bị phiền phức. Và ông cũng thấy rõ, bà Jackie Clayton vừa ‘đăng quan’ thì Frank Donato đã đòi lập công bằng cách giao ‘sổ đen’ của mình khổ công ghi chép bấy nhiêu lâu cho bà ấy để mong được sủng ái. Nhưng hỡi ôi, có ai ngờ nay lại bị ép-phê ngược!
Mike Rắn Hổ cũng cười, nói:
-Đây thật là một bài học cho những kẻ ‘nịnh thần’.
Mike Rắn Hổ vỗ vai Văn Lang, nói:
-Thôi, đó là chuyện nhà của họ, cứ để cho họ giải quyết với nhau thôi, chúng ta hơi đâu phải đi lo chuyện bao đồng. Bây giờ trở lại chuyện của chúng ta. Sau khi được anh dẫn giải, tôi đã hiểu là chúng ta đã trả lời được một điều thắc mắc là xác ông Walter Clayton thực ra có trong thang máy ở lầu 20. Nhưng cho dù giải đáp được điều này, chúng ta cũng chưa tìm ra được thêm manh mối gì cả. Điều then chốt vẫn là: làm cách nào kẻ sát nhân giết được ông Walter Clayton trong thang máy trong khi thang không dừng lại ở lầu nào cả.
Văn Lang nói:
-Bây giờ thì có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng ông Walter Clayton có thể bị giết trong khoảng thời gian từ lúc vào thang máy từ lầu 1 lên tới lầu thứ 20. Nhưng theo lời các cô thư ký thường trực ở mỗi lầu thì sau khi đúc kết lại, chúng ta được biết thang máy lên thẳng từ lầu 1 lên đến lầu 20, và sau đó đi xuống, dừng lại ở hai lầu 6 và 5. Và như vậy tôi dám kết luận rằng 2 nút 6 và 5 bắt buộc phải do người ở trong thang máy, tức ông Walter Clayton nhấn.
Mike Rắn Hổ cau mày:
-Nhưng mà ông Walter Clayton nhấn 2 nút đó để làm gì? Với mục đích gì. Cứ giả sử là ông ta cần ghé lầu nào đó thì chỉ cần bấm mốt nút thôi chứ tại sao lại phải nhấn tới 2 nút?
Văn Lang cười:
-Thì cái lắc léo chính là ở chỗ đó. Theo sự quan sát và nhận xét của tôi thì thế này. Ông Walter Clayton bị giết trong thang máy là điều hiển nhiên. Nhưng trước khi chết ông ta có lết tới nhấn thêm hai nút số 6 và số 5. Dĩ nhiên ông ta muốn nói với chúng ta một điều gì đó.
Mike Rắn Hổ nói:
-Anh bàn nghe có lý. Nhưng kết quả vẫn không đi đến đâu hết cả. Câu hỏi vẫn là: làm cách nào kẻ sát nhân giết được ông Walter Clayton trong khi thang máy lên thẳng lầu 20 chứ không dừng lại bất cứ lầu nào cả. Nếu câu này không có giải đáp thì vụ án này kể như là phải đầu hàng thôi chứ không ai có thể điều tra nổi.
Văn Lang cười, nói:
-Thì cứ nói như thám tử Gary Anderson đi, là ông Walter Clayton tự sát khi vào thang máy.
Mike Rắn Hổ phì cười:
-Anh cũng thích khôi hài quá hả? Nhưng tôi thật tình nghĩ bước tới chúng ta phải làm gì đây? Rốt cuộc ‘mèo vẫn hoàn mèo’ thôi!
Văn Lang cười lớn:
-Cách đây mấy tiếng đồng hồ thì tôi cũng nghĩ như vậy, cho đây là một bài toán không có đáp số, một câu đố không có câu trả lời. Nhưng bây giờ thì khác rồi.
Đôi mắt của Mike Rắn Hổ như sáng rực. Ông ta mau mắn hỏi:
-Nghĩa là anh đã tìm ra câu trả lời? Đã biết rõ thủ phạm giết người là ai?
Văn Lang cười:
-Dĩ nhiên!

Chú thích:

(#1) Thị quan: tầm mắt nhìn.
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:52 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 9:

Mike Rắn Hổ trong lòng hứng thú như mở cờ, nói:
-Thám tử Văn Lang bạn tôi thật là tay thiện xạ ‘bách phát bách trúng’, không gì có thể che giấu được anh. Nhưng chúng ta nên bắt đầu từ đâu đây?
Văn Lang đáp:
-Tôi xin trả lời rằng: chính là cây nhân quả. Hoặc có thể nói: “hòn đá ném đi thì hòn chì ném lại”.
Mike Rắn Hổ cau mày:
-Anh nói thế là sao? Tôi không hiểu!
Văn Lang cười:
-Rồi ông sẽ hiểu.
Mồi một điếu thuốc lá, Văn Lang nói tiếp:
-Chốc nữa, xin ông liên lạc, gọi bà Jackie Clayton, ông John Bennett, ông Frank Donato, bà Jane Conner, Danny, 3 cô thư ký: Vanessa ở lầu 20, Linda ở lầu 6 và Tina ở lầu 5, hẹn mai gặp để mọi người cùng nghe chuyện, cùng thưởng thức truyện trinh thám khi màn bí mật sau cùng được bật mí qua 7 lớp khóa.
Mike Rắn Hổ vui vẻ, nhận lời:
-Không thành vấn đề. Tôi sẽ làm theo lời anh dặn. Nhưng phải chăng danh sách nghi can của anh còn lại bấy nhiêu người đó thôi?
Văn Lang cười:
-Giờ thì chẳng còn gì gọi là nghi can nữa, vì thủ phạm đã rành rành ở đó rồi. Chẳng qua tôi cần tất cả có mặt đông đủ để tiện bề phân tích đó thôi.
Mike Rắn Hổ vừa định lên tiếng hỏi thì Văn Lang lại nói tiếp:
-Đồng thời, Mark, người giữ thang máy cũng sẽ có mặt.
Như sực nhớ ra điều gì, Mike Rắn Hổ buông tiếng hỏi ngay:
-À, anh chưa kể cho tôi rõ cuộc gặp gỡ giữa anh và Mark, người giữ thang máy thế nào. Tôi vẫn tin tưởng rằng đây là một nhân vật quan trọng trong vụ này.
Văn Lang gật đầu:
-Thì chính tôi đã xác nhận với ông, Mark là một nhân vật hết sức quan trọng trong vụ này mà.
Mike Rắn Hổ ra chiều nghĩ ngợi đăm chiêu:
-Nhưng tôi thật khó mà nghĩ ra được. Làm sao một người như Mark lại có thể…
Văn Lang ngắt lời:
-Ông đừng đoán vội. Cứ từ từ bình tĩnh mà phân tích đã rồi hẵng đi đến kết luận sau.
Mike Rắn Hổ càng lúc càng thêm nóng lòng:
-Anh mau vào đề ngay đi thôi, chứ tôi nôn nóng lắm rồi.
Văn Lang hít vài hơi thuốc, bắt đầu ‘vào đề’:
-Từ từ nào! Bất cứ màn bí mật nào thì cũng phải tháo từ từ từng nút một mới hứng thú, chứ còn chỉ phất tay một cái cho các nút bung ra hết thì còn gì là mê ly nữa. Thôi, tôi cũng chiều ông, xin vào đề đây. Trước hết, hãy nói cho tôi biết 3 nút nào được nhấn trong thang máy.
-Dĩ nhiên là nút số 20, nút số 6 và nút số 5. Bây giờ tôi có thể đi đến kết luận được rồi. Nút số 20 vốn đã được nhấn sẵn bởi Mark, người giữ thang máy. Cũng như anh, tôi tin tưởng 100% rằng sau khi bị bắn, ông Walter Clayton chưa chết ngay, còn gượng hơi tàn lết tới nhấn thêm 2 nút số 6 và số 5. Và hai con số này có liên quan điều gì đó đến kẻ giết chết ông ta. Tóm lại, tôi chắc chắn ông Walter Clayton đã ngầm để lại một mấu chốt quan trọng cho người điều tra biết để tóm cổ thủ phạm đã sát hại ông ta.
Văn Lang gật đầu:
-Đúng! Ông nhận xét không sai chút nào cả. Màn bí mật này trước sau đều không ngoài trong 3 con số này. Ông cứ thử nghĩ xem tất cả những gì có thể có liên quan đến 3 con số: 20… 6… và 5.
Mike Rắn Hổ cau mày:
-Tôi thật không hiểu anh muốn nói gì.
Văn Lang cười:
-Thôi được, để tôi giúp ông cho một ví dụ để dễ hiểu. Hãy nói cho tôi biết, thông thường ở Hoa Kỳ, chúng ta làm việc tới năm bao nhiêu tuổi thì được về hưu?
Mike Rắn Hổ đáp liền theo phản xạ tự nhiên:
-Thì 65 tuổi được nghỉ hưu.
Vừa trả lời câu hỏi của Văn Lang xong, Mike Rắn Hổ bỗng mở to cặp mắt, vỗ đùi đánh đét một cái, reo lên:
-A! Số 6, số 5… tôi hiểu rồi!…
Văn Lang cười, xua tay:
-Ông cũng khoan mừng vội. Có phải ý của ông là chúng ta phải chú ý đến con số 65 đó hay không? Điều này không vô lý chút nào, nhưng đồng thời, tôi cũng có thể suy luận, nghĩ đảo ngược lại một chút rằng con số 56 cũng đáng được chú ý không kém.
Mike Rắn Hổ buông lời thắc mắc:
-Tôi thấy số 65 có nhiều ý nghĩa hơn trong vụ này là cái chắc, vì đó là số tuổi về hưu. Mà hình như hai chữ ‘nghỉ hưu’ đó tôi đã được nghe qua vài lần qua những kỳ phỏng vấn nhiều nhân vật. Chứ còn số 56 thì có gì đặc biệt cho chúng ta phải chú ý đâu.
Văn Lang lại gật đầu cười, nói:
-Đã đành! Nhưng ông có biết là bà Jackie Clayton và ông Frank Donato bằng tuổi nhau không? Và năm nay họ bao nhiêu tuổi?
-Không lẽ 56?
Văn Lang gật đầu:
-Không sai!
Mike Rắn Hổ lại thêm một phen gãi đầu. Ông ta chép miệng, nói:
-Coi vậy mà không vậy, không đơn giản như tôi nghĩ.
Văn Lang cười bí mật:
-Dĩ nhiên là không đơn giản rồi! Và ông nghĩ thế nào về con số 20?
Mike Rắn Hổ lắc đầu:
-Tôi thật chưa nghĩ ra nổi. Theo anh thì thế nào? Con số 20 đóng vai trò gì trong vụ này?
Văn Lang nói:
-Có thể con số 20 này rất là quan trọng, mà cũng có thể là không.
Mike Rắn Hổ cười xuề xòa:
-Nói như anh thế thì huề tiền còn gì!
Nhìn đồng hồ, Văn Lang nói:
-Thôi, đừng đoán mò để cầu may nữa. Cũng gần đến trưa rồi. Ông dẫn tôi đi ăn đi, tôi sẽ bật mí tất cả cho ông biết. Đồng thời phải giúp tôi thêm vài chuyện nho nhỏ đấy nhé.
Mike Rắn Hổ cười ha hả:
-Anh học được mấy cái trò ăn hối lộ từ hồi nào vậy hả?
Văn Lang cười khanh khách:
-Làm việc trong nghề phải tiếp xúc với dân tham nhũng, ăn hối lộ không ít thì dĩ nhiên trước sau cũng phải bị ảnh hưởng đôi chút thôi! ‘Gần mực thì đen’ (#1) mà!

***

Bà Jackie Clayton nhìn từng người một, miệng lẩm nhẩm như ngầm điểm danh. Trừ Văn Lang cùng Mike Rắn Hổ ra, đoàn người gồm: bà Jackie Clayton, ông John Bennett, ông Frank Donato, ông Thomas Messingale, bà Jane Conner, Danny, 3 cô thư ký Vanessa, Linda và Tina. Hướng về phía Văn Lang, bà Jackie Clayton nói:
-Mọi người đã có mặt đầy đủ cả rồi. Xin thám tử Văn Lang đi thẳng vào đề đi thôi.
Văn Lang gật đầu, nói:
-Cám ơn bà Clayton. Tôi cũng không dám phí thời giờ của mọi người vì thời giờ là vàng bạc. Xin mọi người cùng đi với tôi ra ngoài kia. Sau đó chúng ta cùng vào thang máy. Tôi sẽ diễn lại cặn kẽ diễn biến xảy ra ngày hôm đó ra sao, từ lúc ông Walter Clayton bước vào thang máy, rồi sau đó thủ phạm làm cách nào giết chết ông ta.
Mọi người ngơ ngác nhìn Văn Lang. Chàng thản nhiên, dõng dạc buông từng tiếng:
-Phải thành thật công nhận. Vụ giết người này có thể nói gần như hoàn hảo, là một tính toán hết sức quy mô, suýt nữa đã trở thành một tội ác không thể nào tìm ra thủ phạm. Một người với trình độ trên trung bình không thể nào làm nổi.
John Bennett lên tiếng hỏi:
-Nhà thám tử định diễn lại thảm kịch ngày hôm đó như thế nào? Nhưng bằng cách nào?
Văn Lang gật đầu:
-Phải! Dĩ nhiên tôi có cách.
Frank Donato cũng lên tiếng, hỏi:
-Nhưng làm cách nào? Tôi thật sự chưa hiểu ý định của ông.
Văn Lang ôn tồn, nói:
-Thì mọi người cứ theo tôi rồi sẽ hiểu thôi. Phải đi từng bước một chứ.
Đoàn người do Văn Lang và Mike Rắn Hổ dẫn đầu, cùng nhau lần lượt ra khỏi phòng lần lượt tiến về phía thang máy. Tại đó, Mark, người giữ thang máy cũng có mặt thường lệ như hàng ngày.
-Xin chào tất cả mọi người.
Văn Lang bắt tay Mark, người giữ thang máy, hỏi thăm qua loa vài câu. Sau đó chàng quay lại vói với mọi người:
-Tôi đang đóng vai ông Walter Clayton, gặp Mark, chào hỏi vài câu xã giao hàng ngày.
Thang máy từ từ mở ra. Văn Lang đưa tay nói:
-Xin mời tất cả vào bên trong. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu diễn biến cuộc thảm sát trong thang máy buổi sáng hôm đó, mà nạn nhân là ông Walter Clayton, ‘cựu chủ nhiệm’ tờ Chicago Times.
Chàng cố ý nhấn mạnh 3 chữ ‘cựu chủ nhiệm’, sau đó nhìn bà Jackie Clayton khẽ mỉm cười. Dứt lời, chàng bước ngay vào bên trong thang máy, đi sâu vào trong, đứng sát phía cửa thang máy bên kia để chừa chỗ cho những người kế tiếp vào sau. Từng người một sau đó bước vào thang máy, do ông Mike Rắn Hổ dẫn đầu.
Chờ cho mọi người vào hết bên trong, Mark, người giữ thang máy sau đó mới bước vào bên trong, đưa tay nhấn nút số 20. Văn Lang liền giải thích với mọi người:
-Ngày hôm đó, sau khi ông Walter Clayton bước vào thang máy thì anh Mark như thường lệ bấm nút 20 để ông ta lên thẳng văn phòng làm việc tại lầu 20 hàng ngày, như anh ta đã làm hàng ngày hơn 20 năm qua. Cứ giả dụ tất cả chúng ta đây là ông Walter Clayton ngày hôm đó đi.
Mọi người đều trố mắt nhìn Mark như thắc mắc về sự hiện diện của anh ta. Bà Jackie Clayton nhướng mày, nói:
-Tôi không hiểu vì sao Mark lại phải có mặt trong thang máy? Tôi dám đem tánh mạng của tôi ra bảo đảm là Mark không thể nào là thủ phạm trong vụ này được. Đây là một người không nỡ giết chết một con ruồi hay con kiến nữa. Anh thật sự muốn Mark đóng vai trò gì tại đây trong vụ này chứ?
Văn Lang cười, đáp:
-Dĩ nhiên là tôi có chủ ý rồi. Xin mọi người cứ từ từ thôi. Chuyện đâu cũng còn đó mà.
Frank Donato nhìn Văn Lang nói:
-Đừng nói với tôi là Mark cũng là một nghi can trong vụ này nhé. Ông nghi ai tôi không nói chứ không thể nào nghi Mark được, vì anh ta đứng trông coi thang máy cả buổi. Sáng ngày hôm đó, tới tòa soạn tại đây lúc 7 giờ 59 phút và có trông thấy anh ta đứng đó. Và như thường lệ chúng tôi cũng trao đổi với nhau vài câu chào hỏi xã giao. Tôi còn nhớ có hỏi anh ta là ông Walter Clayton đã tới chưa vì tôi có hẹn với ông ta sáng hôm đó để cùng nhau gặp luật sư Charles Hamilton do người đề đơn kiện là Bill Shoemaker mướn. Mark sau đó trả lời tôi rằng nếu tôi tới sớm chừng 1-2 phút thì gặp ông Walter Clayton rồi.
Mike Rắn Hổ xen lời:
-Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng cả Mark và ông Frank Donato đều có biện chứng minh xác (#2) rõ rệt lúc xảy ra án mạng. Tôi cũng xin nhấn mạnh, nói rõ với tất cả mọi người rằng miễn là mình không làm nên tội thì không có điều gì phải lo sợ cả.
John Bennett chợt lên tiếng:
-Tôi muốn biết, phải chăng thủ phạm giết chết ông Walter Clayton hiện đang có mặt tại đây trong thang máy này ngay bây giờ?
Văn Lang gật đầu, đáp cộc lốc:
-Phải!
John Bennett lộ vẻ khó chịu ra mặt:
-Nếu là như vậy thì việc gì phải rắc rối, làm chi cho dài dòng thế! Nếu thật sự ông đã biết rõ thủ phạm là ai thì cứ nói thẳng tên tuổi ra cho xong, sau đó giải thích từng chi tiết cũng chưa muộn mà. Cứ bắt mọi người phải suy nghĩ hoài mệt óc quá đi thôi!
Bà Jackie Clayton cười mỉa mai, nói:
-Cái thú của những nhà thám tử đại tài thường là thích chơi trò hú tim, thích hành hạ ‘con mồi’ cho đến khi bị khủng hoảng tinh thần đến cực độ rồi thì mới ra tay ban cho ‘phát ân huệ’.
Văn Lang cười, nhìn bà Jackie Clayton nói:
-Cám ơn bà đã quá khen. Nhưng nói cho cùng, theo tôi nghĩ thì nếu có ra tay hành hạ làm cho thủ phạm bị khủng hoảng tinh thần thì cũng đáng thôi phải không? Chẳng qua chỉ là một hình phạt nho nhỏ dành cho kẻ sát nhân nếm mùi đau khổ tí mà. Nhưng chủ ý tôi không phải vậy. Tôi chỉ muốn thủ phạm phải ‘khẩu phục tâm phục’ mà nhận tội đó thôi. Với lại, tôi thấy một vụ án ly kỳ thế này cũng nên diễn tả từng chi tiết cho mọi người thấu hiểu tường tận chứ phải không?
Nói dứt lời, Văn Lang lại quay qua nhìn John Bennett, mỉm cười, nói:
-Xin ông John Bennett cứ bình tĩnh. Việc gì phải nôn nóng thế. Trong nghề báo ông đã từng trải qua không biết nhiêu chuyện nhức đầu mệt óc có phải không?
John Bennett chưa kịp trả lời thì thang máy bỗng từ từ chuyển động. Mọi người ai nấy đột nhiên la lên thất thanh:
-Trời! Thế này là thế nào?

Chú thích:

(#1) Nguyên văn: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ngụ ý nói con người thường bị ảnh hưởng bởi môi trường, bởi những người mình tiếp xúc. Gặp môi trường tốt, người tốt thì chúng ta sẽ trở nên tốt. Nhưng nếu gặp môi trường xấu, người xấu thì chúng ta cũng dễ trở nên xấu.
(#2) Biện chứng minh xác: tiếng Anh là ‘alibi’, có nghĩa là có chứng cớ rõ rệt cho thấy rằng trong lúc xảy ra án mạng hay biến cố, người đó không thể (hoặc rất khó có thể) có mặt tại hiện trường hay có cơ hội gây nên tội lỗi được. Thường thì trong các vụ điều tra, ai có biện chứng minh xác mới không bị xem là nghi can.
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:54 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 10:

Văn Lang cười, nói:
-Xin mọi người cứ yên tâm chứ đừng hoảng hốt làm gì. Có lẽ trong lòng ai cũng thắc mắc rằng tại sao nhấn nút 20 mà thang máy lại đi xuống dưới hầm (#1) phải không?
Không có tiếng người đáp lại. Có lẽ Văn Lang đã nói đúng tâm trạng từng người. Chỉ một vài giây sau, cửa thang máy phía Văn Lang đứng từ từ mở ra. Một người đàn ông đứng như chờ sẵn, cầm khẩu súng chĩa thẳng, nhắm vào phía mọi người.
-Á!...
Từng tiếng người sau đó la lên thất thanh vì sợ hãi. Nhưng Văn Lang mỉm cười trấn an mọi người:
-Tất cả mọi người xin đừng sợ hãi! Người đó là Eric, bạn của ông Mike Rắn Hổ và tôi. Chính chúng tôi đã sắp đặt sẵn bảo anh ta đứng chờ đó trong tư thế xạ thủ như thế.
Mặt Văn Lang sau đó đột nhiên nghiêm nghị, nói:
-Tấn tuồng này do tôi sắp đặt là để cho mọi người nhìn thấy, hiểu rõ thủ phạm đã ra tay giết người như thế nào. Và Eric đã đóng vai thủ phạm trong tấn tuồng.
Thomas Messingale cau mày, hỏi:
-Tôi chưa hiểu ý ông muốn chứng minh điều gì.
Văn Lang cười:
-Nghĩa là sau khi Mark nhấn số 20, thay vì thang máy đi lên phía trên thì lại đi thẳng xuống hầm. Khi cửa thang máy mở ra thì thủ phạm đã cầm súng chờ sẵn như quý vị nhìn thấy Eric. Và sau đó thì màn giết người xảy ra chỉ vỏn vẹn có một vài giây. Khi bắn ông Walter Clayton, dĩ nhiên là kẻ sát nhân đã dùng ống hãm thanh để khỏi gây nên tiếng động.
John Bennett hỏi:
-Nhưng tôi thật sự không hiểu. Nhấn nút 20 mà thang máy lại xuống hầm? Theo tôi biết thì bao nhiêu năm nay thang máy ở đây chưa từng bao giờ bị trở ngại hư hỏng gì cả.
Quay sang nhìn Jackie Clayton, Văn Lang cười, nói:
-Bà Jackie Clayton có thể giải thích được điều này phải không? Xin bà nói rõ việc này cho mọi người cùng biết được không?
Jackie Clayton thản nhiên, điềm tĩnh nói:
-Ông đang bật mí vụ bí mật thì xin cứ tiếp tục đi cho có trớn.
Văn Lang đưa tay nói:
-Mời mọi người tạm bước ra khỏi thang máy để tôi chỉ cái này. Và tôi xin nhờ anh Mark giúp một tay, giải thích cặn kẽ cho mọi người hiểu rõ.
Mọi người sau đó ra khỏi thang máy. Văn Lang chỉ vào một cái hộp sắt trông như ổ điện trên tường nói:
-Bây giờ xin mời anh Mark giải thích cho mọi người rõ.
Mark, người trông coi thang máy bước tới mở hộp sắt ra, chỉ vào từng nút một, giải thích công dụng của từng nút. Chỉ vào cái cái nút kéo nằm dưới cùng, anh ta nói:
-Nếu quý vị kéo cái nút này, thang máy tự động sẽ đi xuống hầm ngay lập tức, không cần biết người trong thang máy bấm nút nào. Cái nút này chỉ để sử dụng lúc khẩn cấp. Khi nghe người trong thang máy bấm nút báo động thì tôi sẽ lập tức lấy ngay thang bộ xuống hầm kéo cái nút đó để kéo thang máy xuống hầm mở cửa, cứu nguy cho người gặp trục trặc, trở ngại bên trong, chẳng hạn như thang máy không mở cửa ra được ở lầu trên…
Nói xong, Mark đưa tay chỉ vào cánh cửa nơi dẫn tới thang bộ cách đó chỉ vào bước. Văn Lang quay lại nhìn Mike Rắn Hổ nói:
-Do đó tôi mới lập đi lập lại, nói với ông rằng Mark là một nhân vật rất quan trọng trong việc giúp chúng ta điều tra vụ này. Hôm đó tôi gặp riêng Mark để hỏi về việc này được anh ta cắt nghĩa từng ly từng tí một. Và anh ta cũng cho tôi biết rõ rằng tại nơi này chỉ có chủ nhiệm tức ông Walter Clayton, em gái chủ nhiệm tức bà Jackie Clayton và bản thân anh ta là biết công dụng của cái hộp sắt này thôi, chứ ngoài ra không còn ai biết nữa hết.
Jackie Clayton điềm tĩnh, cười nhạt, nói:
-Mời ông thám tử tiếp tục giải thích.
Văn Lang đưa tay nói:
-Vậy xin mời tất cả vào lại thang máy để chúng ta lên lầu trên.
Chờ mọi người vào lại thang máy xong xuôi, Văn Lang mới bước vào, đưa tay bấm nút số 20, nói:
-Sau khi bắn ông Walter Clayton, thủ phạm kéo lại cái nút đó trả về vị trí cũ, và bước vào thang máy nhấn nút thứ 20 như tôi đang bấm đây.
Thang máy bắt đầu chuyển động đi lên. Văn Lang tiếp tục:
-Lúc này ông Walter Clayton chưa chết hẳn. Ông ta cố gắng hết mình, dùng tất cả hơi tàn còn lại lết tới chỗ bảng số.
Chàng lại chỉ lên phía trên cửa thang máy, nơi có những con số từ B tới 20. Mỗi khi thang máy tới lầu này thì đèn số đó sáng rực lên để người trong thang máy tiện bề theo dõi. Khi đèn lầu 6 vừa tắt, Văn Lang đưa tay nhấn 2 nút số 6 và số 5, đồng thời giải thích:
-Dù sắp chết, ông Walter Clayton trí óc cũng còn minh mẫn vô cùng. Ông ta chờ cho thang máy qua khỏi lầu 6 thì mới nhấn hai nút: số 6 và số 5, bởi vì nếu ông ta ra tay nhấn sớm như ở lầu 4 trở xuống thì thang máy sẽ dừng lại ngay lầu 5 rồi lên lầu 6, rồi sau cùng mới lên lầu thứ 20. Và như thế, hai cô thư ký ở hai lầu 6 và 5 không thể nào khám phá rằng có xác ông Walter Clayton trong thang máy được. Mà giả sử nếu ông Walter Clayton vụng tính nhấn nút sớm thì vụ án này chắc chắn trở thành một vụ giết người lịch sử, cho đến ngàn đời sau cũng chẳng bao giờ tìm ra thủ phạm. Nhưng một người thông minh như ông Walter Clayton vốn từ lâu thông minh lanh lợi có thừa, đã để lại manh mối cho người điều tra. Do đó, tôi dám kết luận rằng lời trăn trối của ông Walter Clayton để lại là chỉ có vỏn vẹn 3 con số theo thứ tự là: 20, 6, và 5…
Lúc đó thang máy đã dừng lại ở tầng trên cùng thứ 20. Cửa thang máy mở ra. Văn Lang chỉ chỗ ngồi của cô thư ký tên Vanessa, nói:
-Sở dĩ cô thư ký Vanessa khai báo rằng cô nhìn thấy thang máy trống rỗng là vì đống hồ sơ trước mặt cô ta làm cản bớt thị qua khiến cô ta không trông thấy được xác ông Walter Clayton lúc đó thật sự đang nằm dưới sàn thang máy. Lẽ đương nhiên, lúc đó ông Walter Clayton đã chết, và xác ông ta chắc chắn có nằm trên sàn trong thang máy. Bây giờ tôi thử nằm dưới sàn thang máy để chứng minh giả thuyết này. Mời mọi người thay phiên nhau ra ngồi ở ghế chỗ cô Vanessa ngồi xem có thấy được tôi không?
Mọi người theo lời, từng người một ra ghế chỗ bàn cô thư ký Vanessa ngồi thử. Sau cùng, ai nấy đều phải công nhận lời giải thích của Văn Lang là chính xác, là hợp tình hợp lý.
Văn Lang sau đó mời tất cả vào lại thang máy. Theo lệnh điều khiển của các nút đã nhấn trước, thang máy sau đó đi xuống dừng tại lầu 6. Khi thang máy mở ra, Văn Lang chỉ tay vào chỗ ngồi của bàn giấy cô thư ký Linda nói:
-Cô Linda thì không bị vật gì che mất thị quan nên trông thấy xác ông Walter Clayton nằm dưới sàn. Nhưng cô ta chưa kịp khẳng định là ai nên mới sau đó gọi lên lầu 20 báo cho cô Vanessa rằng trông thấy xác một người đàn ông nhưng chưa rõ là ai.
Cửa thang máy đóng lại và sau đó đi xuống, dừng lại ở lầu 5. Cửa mở ra, Văn Lang chỉ về phía bàn giấy của cô thư ký tên Tina, nói:
-Cô Tina cũng như cô Linda ở lầu 6, không bị vật gì che bớt thị quan nên trông thấy xác ông Walter Clayton rất rõ ràng. Sau đó, cô Tina rời ngay chỗ ngồi ra nhìn cho rõ thì nhận ra xác người trong thang máy chính là ông Walter Clayton, chủ nhiệm Chicago Times.
Bà Jackie Clayton mỉm cười, vỗ tay nói:
-Hay! Thật không hổ danh là nhà thám tử đại tài. Những điều ông giải thích thật là hợp tình hợp lý vô cùng, không có gì gọi là phản khoa học hay hoang đường cả. Chỉ còn lại điều cuối cùng là ai nấy đều muốn biết là thủ phạm là ai thôi. Xin ông nói luôn cho xong chuyện, để cho vụ án này được kết thúc cho lẹ mà bắt lấy kẻ sát nhân.
Văn Lang cười, gật đầu, nói:
-Xin tất cả cùng tôi lên lầu 20. Tôi sẽ nói rõ thủ phạm là ai, động lực thúc đẩy thế nào, cũng như một vài chi tiết bên lề đi kèm.
Dứt lời, không cần sự đồng ý của người nào, Văn Lang tự nhấn vào nút số 20. Mọi người ai nấy đều im lặng như tờ, làm không khí trong thang máy càng lúc càng thêm căng thẳng, ngột ngạt.
Lên đến lầu 20, Văn Lang cùng với mọi người bước ra. Dẫn mọi người đi đi lại lại, Văn Lang vừa đi vừa nói:
-Tôi dĩ nhiên sẽ vạch mặt thủ phạm ngay tại nơi đây. Nhưng tôi yêu cầu mọi người phải kiên nhẫn thôi, để tôi có dịp phân tích cặn kẽ mọi việc cho phân minh, cũng như xin lỗi tất cả những ai bị tôi liệt kê vào danh sách nghi can. Tôi xin bắt đầu với 3 cô thư ký: Vanessa ở lầu 20, Linda ở lầu 6 và Tina ở lầu 5. Thật sự thì 3 cô thư ký xinh đẹp này đều có biện chứng minh xác quá rõ rệt nên chưa hề nằm trong danh sách nghi can của tôi bao giờ. Có cô Stephanie ở lầu 4 lúc đó khai không đúng sự thật vì quá sợ hãi, bị khủng hoảng tinh thần. Nhưng sau khi gặp cô ta lấy lại lời khai thì tôi rất thỏa mãn, loại hẳn cô ta trong danh sách nghi can. Trở lại vấn đề, dù sao tôi vẫn phải xin lỗi cả 3 người: Vanessa, Linda và Tina, vì tôi đã làm phiền họ không ít.
Cả 3 cô thư ký Vanessa, Linda và Tina nét mặt đều tươi như hoa, mừng rỡ, nói:
-Cám ơn ông. Chúng tôi làm sao trách ông được. Ông có việc của ông phải làm mà.
Jackie Clayton nghiêm mặt, cười nửa miệng, nói:
-Các cô đừng vội mừng. Một khi thám tử Văn Lang chưa nói ra tên thủ phạm thì chưa có ai thoát nạn đâu.
Quay sang phía Văn Lang, bà Jackie Clayton hất hàm:
-Có phải vậy không thám tử?
Văn Lang cười:
-Tùy bà muốn nghĩ sao cũng được mà.
Quay sang Thomas Messingale, Văn Lang nói:
-Luật sư Thomas Messingale cũng có biện chứng minh xác rõ rệt là ở nhà sáng hôm đó cho nên tôi cũng đã loại ông khỏi danh sách đó.
Thomas Messingale khẽ mỉm cười:
-Cám ơn ông.
Quay sang bà Jane Conner, Văn Lang nói:
-Bà Jane Conner cũng thế. Đã từ lâu bà ít khi ghé lại tòa soạn, thường chỉ ở nhà vui hưởng những ngày hưu trí. Buổi sáng hôm đó cũng không ngoại lệ. Bà không hề đặt chân đến tòa soạn thì làm sao tôi có thể liệt bà vào danh sách nghi can được.
Danny đứng chống nạnh hỏi:
-Vậy thế thì còn tôi thì sao hả thám tử?
Văn Lang cười, đáp:
-Tôi đã gặp Mary, con gái thị trưởng Chicago hỏi chuyện và cô ta xác nhận có gặp anh lúc đó, thành thử anh có biện chứng minh xác rõ rệt.
Danny cười đắc thắng:
-Vậy hả? Cám ơn thám tử nhé.
Văn Lang cười, nói:
-Còn về chuyện muốn thử võ với tôi thì tôi thành thật can anh đó. Tôi mong anh hãy để hết khả năng, dồn hết tâm trí vào việc viết bài vở cho Chicago Times thì hơn. Đừng bỏ sở trường mà theo sở đoản làm gì!
Mike Rắn Hổ cũng cười ha hả, xen lời:
-Phải đó Danny. Anh nên luyện thêm chừng vài năm nữa, đi tỉ thí võ đài, lấy được đai vô địch rồi hãy nói chuyện thử võ với Văn Lang.
Quay sang Mark và Frank Donato, Văn Lang nói:
-Có thể nói, anh Mark và ông Frank Donato tự tạo cho nhau một biện chứng minh xác, vì theo lời anh Mark thì ông Frank Donato đến sau ông Walter Clayton vỏn vẹn chừng 1 phút đồng hồ. Riêng cá nhân anh Mark, tôi phải thành thật cám ơn anh rất nhiều, vì nếu không có cuộc gặp gỡ với anh, được anh giải nghĩa tận tình về cái hộp sắt điều khiển thang máy ở đây thế nào thì tôi đành chịu thua chứ không thể nào điều tra nổi vụ này, và đồng thời phải tin là tòa soạn Chicago Times có ma thôi chứ không làm gì được hơn. Anh Mark, như bà Jackie Clayton đã nói, là người không nỡ giết một con ruồi hay con kiến nữa, ngay từ đầu tôi đã không có tên anh ta trong danh sách nghi can rồi. Còn ông Frank Donato thì mặc dù ông có biện chứng minh xác nhưng ông có động lực thúc đẩy giết người, và đã có rất nhiều cơ hội.
Frank Donato gằn giọng:
-Điều này yêu cầu ông phải nói cho rõ rệt nghe.
Văn Lang không trả lời Frank Donato mà lại quay sang John Bennett nói:
-Còn về phần ông John Bennett thì ông không có biện chứng nào rõ rệt, lại có động lực thúc đẩy giết người quá mạnh thành thử tôi phải để tên ông lên gần như hàng đầu của danh sách nghi can, là một người cần phải đặc biệt lưu ý tới. Cũng như ông Frank Donato, ông có quyền sinh sát tại nơi này chỉ sau ông chủ nhiệm Walter Clayton mà thôi, và ông cũng như ông Donato có quyền đi lại bất cứ xó xỉnh nào tại nơi này, luôn cả những chỗ cấm triệt để nhân viên lai vãng, tỉ dụ như chỗ để hộp sắt điều khiển thang máy. Thêm vào đó, tôi được biết ông Walter Clayton đã có ý muốn cho ông nghỉ hưu. Và nếu tôi đoán không lầm thì năm nay ông đã 65 tuổi.
John Bennett nghe nói giận tím mặt, gằn giọng:
-Đúng! Năm nay tôi thật sự đã 65 tuổi. Nhưng việc đó có ăn nhập gì đến vụ án này chứ.
Văn Lang cười, nói:
-Hẳn chúng ta ai ai cũng biết 65 là tuổi về hưu tại Hoa Kỳ. Mọi người chắc còn nhớ ông Walter Clayton trước khi chết đã nhấn vào 2 nút sốt 6 và số 5 chứ. Có lẽ ông Walter Clayton ngầm có ý để lại một dữ kiện quan trọng có liên quan đến 2 con số: 6 và 5… chẳng hạn như chắp lại thành số 65, như tuổi về hưu của mỗi cá nhân. Và tôi nhớ hình như đã hơn một lần, tôi được nghe qua việc ông Walter Clayton đã có dự định cho một vài người nào đó về ‘nghỉ hưu’…
John Bennett gần như không còn chịu nổi nữa, lên tiếng ngắt lời, giọng như quát lên:
-Đó là một lời giải thích hết sức ngu xuẩn của một thám tử chuyên đoán mò, chẳng khác gì một người mù cầm cây gậy khua đại, khua tới khua lui để cầu may xem trúng được gì thì trúng.
Mike Rắn Hổ bỗng cười ha hả, lên tiếng:
-Ông John Bennett à! Ông đã lên chức ông nội ông ngoại rồi, và chẳng bao lâu sẽ thành ông cố nữa kia! Ông cũng từng trải đời nhiều, làm chủ bút một tờ báo lớn như thế này mà sao vẫn còn nóng tính quá vậy. Hãy để thám tử Văn Lang nói hết lời, phân tích mạch lạc đâu ra đó đã. Làm gì mà chưa chi đã giận dữ cuống cuồng lên vậy? Ông càng nóng chừng nào thì càng làm cho người khác nghĩ rằng ông đang bảo với tất cả rằng: “Lạy các người, tôi ở bụi này”!
John Bennett nghe nói cũng hơi thẹn thùng chột dạ nên đành thở dài im lặng.Văn Lang lại nói tiếp:
-Nhưng với người điều tra, nếu đã nghĩ đến số 65 thì cũng không thể bỏ qua con số đảo ngược của nó là số 56. Con số 56 này có gì đặc biệt thưa tất cả? Theo tôi đoán không lầm thì là số tuổi của ông Frank Donato.
Tới lượt Frank Donato tức giận, thét lên:
-Ông John Bennett nói chẳng sai chút nào cả. Đúng là thám tử chuyên đoán mò như kẻ mù cầm cây gậy khua đại xem trúng gì thì trúng! Bộ tưởng căn cứ vào mấy con số đó là có đủ chứng cớ vu khống, kết tội người ta hay sao?
Bà Jackie Clayton nhìn Frank Donato cười, nói mỉa:
-Sao hôm nay tự dưng ông lại đồng ý và nói tốt cho ông John Bennett thế hả? Coi bộ Chicago sắp có bão tuyết giữa mùa Hè rồi đó.
Frank Donato khẽ lườm bà Jackie Clayton, nhưng bà ta giả vờ như chẳng trông thấy hay chẳng thèm để ý. Văn Lang lại nói tiếp:
-Và bà Jackie Clayton! Hình như năm nay niên kỷ (#2) bà cũng được 56 phải không, thưa bà chủ nhiệm?
Jackie Clayton chỉ mỉm cười, khẽ gật đầu:
-Ông thám tử nói không sai chút nào. Tôi năm nay 56 tuổi.

Chú thích:

(#1) Thường thường trong các thang máy, lầu phía dưới tầng trệt thường được đề là B (Basement) hay LL (Lower Level), chúng ta tạm gọi là hầm cho dễ hiểu.
(#2) Niên kỷ: số tuổi.
[LTD] ke_thich_dua
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi 5/10/2012, 4:55 pm by [LTD] ke_thich_dua
Chương 11 (Đoạn kết):

Đột nhiên, bà Jackie Clayton phá lên cười một tràng, sau đó vỗ tay nói:
-Thú vị! Thú vị! Chuyện càng lúc càng trở nên thú vị. Thật là vô tiền khoáng hậu! Giờ chỉ còn lại một chót mấu là mọi người ai nấy đều chờ đợi thám tử Văn Lang chính thức công bố tên tuổi của thủ phạm trong vụ án này mà thôi. Mong ông thám tử đừng làm cho mọi người thất vọng nhé.
Văn Lang cười nhã nhặn:
-Thật từ trước tới giờ tôi chưa hề thấy qua một người phụ nữ nào điềm tĩnh và bản lãnh như bà đó bà Jackie Clayton à!
Jackie Clayton cười nhạt:
-Cám ơn ông! Nhưng cần phải thông báo cho nhà thám tử biết là tôi không thích đàn ông mồm mép thích nịnh đầm lắm đâu.
Văn Lang cười, lắc đầu:
-Không phải là nịnh bà, mà là lời thiết thực thốt lên tận đáy lòng đấy!
Tiếng cười vừa dứt, mặt Văn Lang chợt đanh thép lại. Chàng dõng dạc lên tiếng:
-Mặc dù tôi tin chắc then chốt vụ án này sau cùng là ở mấy con số kia, tôi cũng không dám chủ quan một điều gì cả. Nếu bảo con số đáng chú ý kia là 65 thì có nghĩa là ám chỉ số tuổi hưu trí của ông John Bennett, cộng thêm với thông tin ông Walter Clayton định cho ông ta ‘nghỉ hưu’, tức là chẳng khác gì ông Walter Clayton ám chỉ chính ông John Bennett là thủ phạm. Nhưng nếu bảo là 56 thì đó lại là số tuổi của bà Jackie Clayton và ông Frank Donato. Nếu quả đó là ý của ông Walter Clayton muốn ám chỉ thì không lẽ một trong hai người là thủ phạm giết chết ông Walter Clayton? Chỉ có một lời giải thích duy nhất là hai người đồng lõa với nhau mà thôi. Mà giữa bà Jackie Clayton bà ông Frank Donato thì chắc mọi người đều thấy rõ, hai người có ưa gì nhau đâu, nếu chưa muốn nói là ghét nhau. Hơn nữa mới đây, bà Jackie Clayton đã chính thức lên tiếng cách chức ông Frank Donato thì sự mâu thuẫn đó chỉ có càng ngày càng tạo thêm hố sâu, lún xuống càng lúc càng sâu thêm mà thôi. Sau khi nghĩ nát óc giữa 2 con số 65 và 56, tôi có tới 3 nghi can, và thật tình không thể đoán nổi là ai cả, vì động lực thúc đẩy giết người của cả 3 người đều mạnh như nhau cả. Sau cùng tôi bắt buộc phải nghĩ đường khác, là con số còn lại, tức con số 20 kia nhất định phải có một vai trò nào trong đó, nếu không nghĩ ra được thì kể như là quên đi vụ án này thì hơn.
Bà Jackie Clayton gật đầu, nói:
-Cứ theo tôi nghĩ thì con số 20 đó nếu anh tôi, Walter Clayton có để lại tín hiệu nào thì chỉ có ám chỉ lầu thứ 20 thôi chứ chẳng có gì là đặc biệt cả.
Văn Lang vỗ tay nghe ‘đốp’ một tiếng, nói:
-Đúng! Đúng! Thưa quý vị, bà Jackie Clayton nói không sai một mảy may! Con số 20 kia quả thật là ý ông Walter Clayton muốn ám chỉ lầu thứ 20!
Frank Donato lắc đầu:
-Ông cứ nói vòng vòng, rốt cuộc thì chúng ta cũng trở lại ngay từ đầu thôi chứ có kết quả gì đâu.
Văn Lang lắc đầu:
-Không phải! Không phải! Chúng ta không phải trở lại từ đầu mà trái lại, đã đi đến đoạn cuối của câu chuyện cũng như kết thúc vụ án rồi đó!
Mọi người nhìn nhau ngơ ngác như chẳng ai hiểu điều gì cả. Lúc đó mọi người tới gần phạm vi văn phòng của Frank Donato. Văn Lang bèn đưa tay ra dấu, dùng lời lưu ý mọi người nói:
-Ba con số: 20…, 6…, 5… chắp lại thì chúng ta được gì thưa tất cả quý vị? Phải chăng là con số 2065?
Mọi người ‘ồ’ lên một tiếng. Văn Lang nói tiếp:
-Xin tất cả mọi người nhìn lên cánh cửa phòng ông Frank Donato xem thử.
Mọi người không ai bảo ai, cùng nhau nhìn lên cửa phòng Frank Donato. Phía trên cửa ngay chính giữa có sơn 4 con số thật lớn: 2065. Tất cả những cặp mắt sau đó đổ dồn nhìn về Frank Donato.
Bà Jackie Clayton nhìn Frank Donato chằm chặp, lạnh lùng gằn từng tiếng:
-Có phải đây là cách ông đền ơn anh tôi đó không hả Frank Donato?
Frank Donato im lặng không nói. Văn Lang chỉ mặt Frank Donato nói:
-Hôm đó, sau khi ngồi nghĩ ngợi một hồi về 3 con số 20…, 6…, và 5…, tôi đã phần nào thông suốt được mọi chuyện. Và cũng nhờ lỡ tay đánh rớt chồng hồ sơ trên bàn ông Mike Rắn Hổ mà tôi nghĩ ra được một việc hết sức quan trọng để loại bỏ giả thuyết ‘ma quái’, là tại sao cô Vanessa ở lầu 20 thấy thang máy trống rỗng trong khi cô Linda ở lầu 6 và cô Tina ở lầu 5 lại nhìn thấy rõ xác ông Walter Clayton bên trong. Tôi liền quyết định cùng ông Mike Rắn Hổ đến tìm gặp anh Mark để hỏi, mong tìm hiểu tường tận cách điều khiển thang máy nơi này. Sau đó chúng tôi lại lên tìm cô Vanessa để ‘thử lại bài toán’ cho đúng rằng xác ông Walter Clayton vẫn luôn luôn có trong thang máy, và rồi chúng tôi mới ghé lại gặp ông Frank Donato với mục đích quan sát cánh cửa phòng của ông ta. Khi nhìn thấy con số 2065 giữa thanh thiên bạch nhật trước cửa phòng ông Frank Donato thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa.
Ngừng lại như để lấy hơi, Văn Lang nói tiếp:
-Cả 3 người: bà Jackie Clayton, ông John Bennett và ông Frank Donato đều thân cận với ông Walter Clayton, đều có quyền tự do đi lại trong tòa soạn kể cả những vùng ‘cấm địa’ (#1), thử hỏi tôi biết phải nghi ai đây? Tuy nhiên, lúc ban đầu, tôi vẫn bị ám ảnh bởi biện chứng của ông Frank Donato nên thú thật, phần nghi ngờ tôi dành về phía ông John Bennett và bà Jackie Clayton nhiều hơn, tuy rằng theo trực giác thì ngay từ đầu, tôi nhận thấy ông Frank Donato thật sự không vô tội chút nào cả.
Frank Donato lộ vẻ run sợ, nhưng cố giữ bình tĩnh, nhìn Văn Lang nói:
-Đây là ông chỉ đoán mò mà thôi chứ đâu có gì gọi là hợp lý. Định lấy mấy con số này làm trò hề bịp bợm thiên hạ hay sao hả ông thám tử?
Văn Lang nheo mắt như chọc quê Frank Donato:
-Cứ cho là tôi đoán mò đi. Nhưng đoán mò mà trúng thì kể ra cũng phi thường chứ phải không ông? Tóm lại, ông đã giết ông Walter Clayton vừa là để ‘trả thù’, vừa là để thỏa mãn tự ái.
Frank Donato giả lã:
-Cái gì gọi là trả thù? Cái gì gọi là thỏa mãn tự ái? Ông Walter Clayton đối với tôi chỉ có ân nghĩa chứ làm gì có oán thù. Còn nhớ năm nào đó, hồi tôi bị thất nghiệp, ông Walter Clayton đem tôi về làm việc với Chicago Times, trọng đãi tôi như bậc thầy. Tôi chưa nghĩ đến việc trả ơn ông ta thì thôi chứ làm sao lại có chuyện giết chết ông ta được. Mà cho dẫu Walter có đuổi việc tôi đi nữa thì như tôi đã nói, với khả năng và trình độ của tôi, thiếu gì chỗ tranh giành mà mướn tôi...
Frank Donato sau đó lấy tay chỉ vào Mark, nói:
-Còn nữa, yêu cầu ông hỏi lại Mark xem. Tôi có biện chứng minh xác rõ rệt, là gặp anh ta tại chỗ thang máy lúc 8 giờ 59. Mà chính Mark đã xác nhận rằng tôi chỉ tới sau ông Walter Clayton có 1 phút mà thôi.
Văn Lang gật đầu:
-Đúng là như vậy, không ai chối cãi được. Này nhé, nghe tôi tóm tắt mọi việc. Theo sự nhận xét của tôi thì ông có mặt tại tòa soạn vào lúc giữa 7 giờ 30 cho tới 7 giờ 45 buổi sáng hôm đó. Muộn lắm là vào lúc 7 giờ 58 phút, ông ở dưới hầm, đứng gần ‘cái hộp sắt’ chờ sẵn. Sau khi Mark bấm nút 20 như thường lệ cho ông Walter Clayton thì ông lập tức kéo nút cho thang máy đi xuống hầm và cầm súng hãm thanh đợi ông Walter Clayton sẵn dưới đó. Cửa thang máy vừa mở ra thì ông bóp cò bắn ông chủ nhiệm Chicago Times kia một phát trí mạng. Sau đó thì ông lại kéo nút thang máy trả về vị trí cũ, đồng thời vào lại thang máy bấm vào nút thứ 20, và rồi chạy vào cửa dùng thang bộ chạy lên trên, rồi đi từ từ tới chỗ thang máy với thái độ thong thả và nhàn hạ, cố ý tới gặp Mark với mục đích dùng anh ta làm nhân chứng, cũng như tự tạo một biện chứng minh xác cho ông.
Bà Jackie Clayton buông tiếng mỉa mai:
-Thật là một âm mưu sát nhân cao siêu, vĩ đại! Cho đến những tay trùm Mafia cũng chưa nghĩ ra nổi.
Frank Donato như đã lấy lại được bình tĩnh, không để ý gì đến lời bà Walter Clayton, chỉ nhìn Văn Lang lớn tiếng hạch hỏi:
-Ông hãy nói cho tôi biết. Trong vỏn vẹn 1 phút đồng hồ, làm sao tôi vừa giết chết ông Walter Clayton, vừa kéo nút điều khiển thang máy trả về vị trí cũ, vừa vào thang máy nhấn nút số 20, rồi chạy lên trên gặp Mark để tạo cho mình một biện chứng hả? Với lại chính ông đã nói, ngoài ông Walter Clayton, bà Jackie Clayton và Mark ra, còn ai biết cách sử dụng hộp sắt điều khiển thang máy chứ? Nói đi!
Văn Lang cười khẩy:
-Tôi và Eric, tức người cầm súng chĩa vào chúng ta mà ông gặp lúc ban nãy, chúng tôi đã tập đi tập lại, diễn đi diễn lại nhiều lần tối hôm qua khi mọi người ra về hết. Chúng tôi cầm súng không đạn, bóp cò, chạy vào thang máy nhấn nút, kéo nút điều khiển thang máy ở hộp sắt dưới hầm rồi chạy thang bộ lên trên lầu 1 với tốc độc bình thường tới phía trước thang máy. Trước sau chưa tới 30 giây nữa, thưa ông Frank Donato. Một phút ở đây, trong trường hợp giết người này thật dài bằng một thế kỷ vậy! Nếu ông không tin, muốn chứng kiến tận mắt thì mời ông xuống dưới, cho ông canh đồng hồ, sau đó cả Eric và tôi sẽ thay phiên diễn lại cho ông xem trước sau mất khoảng bao lâu.
Frank Donato nghẹn họng, không nói được gì. Văn Lang lại nói thêm:
-Và còn nữa, điểm ông nêu lên rằng chính tôi đã nói rằng ngoài ông Walter Clayton, bà Jackie Clayton và anh Mark ra, không còn một ai biết, hay có quyền lai vãng tại nơi để cái hộp sắt điều khiển thang máy thì tôi xin xác nhận là ông hoàn toàn chí lý, và tôi quả thật đã có nói như vậy. Nhưng cho tôi hỏi lại ông một điều nhé. Về việc sử dụng cái hộp sắt điều khiển thang máy kia, thì đối với một người từng là kỹ sư về cơ khí, tốt nghiệp ưu hạng như ông liệu có nghĩa lý gì chăng? Có phải là chuyện hái sao trên trời xuống hay không? Mục đích ông muốn trả thù là vì ông Walter Clayton sắp sửa đuổi việc ông. Dĩ nhiên, một nhân vật có địa vị quan trọng của một tờ báo lớn như thế mà bị đuổi việc thì thử hỏi ai không tự ái chứ. Thật là mất mặt quá phải không, thưa ông Frank Donato?
Nghe tới đây, đột nhiên Frank Donato vùng bỏ chạy. Bà Jackie Clayton hoảng hốt la lên:
-Hắn đào tẩu kìa! Làm cách nào bắt hắn lại đi chứ!
Văn Lang cười, nói:
-Xin bà yên chí, ông Frank Donato có mà chạy đàng trời!
Liền sau đó, cảnh sát từ đâu bủa ra khắp nơi chặn đầu Frank Donato lại. Một viên cảnh sát rút còng ra còng tay tội nhân hình sự, trong khi một đội sếp khác nhắc nhở:
-Hãy đọc cho ông ta nghe rõ quyền lợi của ông ta đi. (#2)
Vừa lúc đó, một người từ đâu phóng ra chạy hớt ha hớt hãi, miệng tiá lia:
-Khoan, khoan! Chờ cho tôi quay phim đã!
Dứt lời, anh ta giương ống kính lên quay cảnh các nhân viên công lực đang dìu Frank Donato vào thang máy. Lúc thang máy đóng lại, anh ta lấy trong người ra một chiếc máy vi âm để gần miệng, thao thao bất tuyệt:
-Vụ án tại Chicago Times sau cùng đã được kết thúc, thủ phạm đã bị bắt, nhờ tài năng và trí óc khôn ngoan siêu việt của thám tử đại tài 008 Văn Lang. Có ai ngờ đâu, thủ phạm giết chủ mình, ông Walter Clayton lại là Frank Donato, người từng được ông Clayton nâng đỡ, vớt lên từ vũng bùn, đem về trọng dụng, cùng hợp tác với ông ta điều hành tờ Chicago Times. Thật đúng là thế thái nhân tình! Sau cùng, chúng ta có thể kết luận một câu rằng: “giúp vật, vật trả ơn; giúp nhơn, nhơn trả oán”. Thật đáng buồn thay cho tình đời, tình người!
Văn Lang nhìn Mike Rắn Hổ, cười nói:
-Jim Donahue dù sao cũng là một người hết sức nhiệt tình, hết lòng với bạn bè, con người có tư chất nhân bản vô cùng. Thật là đáng ngưỡng mộ.
Mike Rắn Hổ cũng phì cười, nói:
-Thì thuở sanh tiền, chính ông Walter Clayton cũng nói như anh về Jim Donahue, là một người làm việc hăng say, rất có thiện chí, rất trung thành và hết lòng với bạn bè. Chỉ có một khuyết điểm lớn nhất là hay bộp chộp, nhiều lúc làm cho mọi người ai nấy phải bực mình.
Văn Lang lại cười, nói:
-Nhưng dù có bực mình đến cỡ nào chắc cũng khó mà giận được anh ta.

***

Bà Jackie Clayton với thái độ thật tình, nói:
-Cám ơn thám tử Văn Lang đã giúp chúng tôi đưa vụ án tại Chicago Times ra ánh sáng, và linh hồn anh tôi cũng được ngậm cười nơi chín suối. Nơi này thật hết sức cảm kích anh, và cá nhân tôi, gia đình tôi thì thành thật mang ơn anh suốt đời. Bất cứ lúc nào, giờ nào anh ghé Chicago chơi, cứ gọi chúng tôi một tiếng thôi. Anh muốn đi đâu chúng tôi sẽ đưa đến đó, không có gì trở ngại.
Quay qua đám nhân viên, bà Jackie Clayton lớn tiếng hỏi:
-Tôi nói vậy có phải không hả anh chị em Chicago Times?
-Phải! Phải! Hoan hô bà chủ nhiệm Jackie Clayton! Hoan hô thám tử Văn Lang! Hoan hô ông Mike Rắn Hổ!
Lần lượt các nhân viên của Chicago Times đến chào hỏi Văn Lang cùng Mike Rắn Hổ. John Bennett xiết tay Văn Lang thật chặt nói:
-Như bà chủ nhiệm Jackie Clayton đã nói, nơi này lúc nào cũng hoan nghênh anh. Bất cứ lúc nào anh ghé lại đây chúng tôi đều dùng lễ thượng khách để đón anh cả. Những ngày qua, nếu tôi có nói lời gì hay làm điều gì phật lòng anh thì xin anh niệm tình tha thứ bỏ qua cho nhé.
Văn Lang cũng khách sáo nói lại ít lời lịch sự. Riêng Jim Donahue ôm Văn Lang thân mật nói:
-Người anh em của tôi. Bất cứ lúc nào ghé Chicago chơi là nhớ phải gọi tôi, không thì tôi giận lắm đó.
Văn Lang vỗ tay Jim Donahue, nói:
-Yên chí đi, trái đất tròn mà. Nếu có tới đây thì đương nhiên phải gọi anh rồi, Jim à! Mình sẽ đi uống cà phê, ăn trưa ăn chiều gì đó với nhau cho vui chứ. Thậm chí đi đấm bóp nữa.
Mọi người ai nấy phá lên cười nắc nẻ. Những nàng thư ký trẻ đẹp xinh xắn ai nấy sau đó đều lần lượt ‘thưởng’ cho Văn Lang một nụ hôn thật nồng nàn và ‘tình tứ’. Bà Jackie Clayton mỉm cười, nói:
-Tiếc là anh Văn Lang không có ở đây. Đa số những nàng thư ký trẻ đẹp của Chicago Times đều còn độc thân cả đấy. Anh thấy không, họ quyến luyến ái mộ anh biết chừng nào! Tiếc rằng tôi nay đã là một bà già rồi không thì cũng thưởng anh một nụ hôn như họ đấy.
Mọi người nghe nói đều nổi lên một trận cười rộn rã. Văn Lang cười, nói:
-Bà chủ nhiệm! Ai bảo bà già hả? Bà là người trẻ đẹp nhất ở đây đó!
Mọi người lại có thêm một trận cười. Bà Jackie Clayton đẹp lòng, cười nói:
-Như tôi đã nói là tôi thường rất ghét những người đàn ông hay mồm mép thích nịnh đầm. Nhưng có lẽ anh được ngoại lệ đó!

Chú thích:

(#1) Cấm địa: đất cấm; nơi ngăn ngừa không cho người đến, thậm chí lai vãng.
(#2) Khi bắt giữ người phạm tội hay bị tình nghi về hình sự, cảnh sát Hoa Kỳ theo luật, đọc “Miranda Rights” cho người đó.

Phần phụ chú:

Miranda Rights: You have the right to remain silent. Anything you say can and will be used against you in a court of law. You have the right to speak to an attorney. If you cannot afford an attorney, one will be appointed for you. Do you understand these rights as they have been read to you?

Tạm dịch: Quý vị có quyền giữ im lặng. Bất cứ điều gì quý vị phát biểu có thể sẽ được dùng để đối chất với quý vị tại tòa. Quý vị có quyền tiếp xúc với một luật sư. Nếu quý vị không thể mướn được vì tài chính hạn hẹp, tòa sẽ chỉ định một người giúp cho quý vị. Quý vị có hiểu những quyền lợi tôi vừa đọc cho quý vị không?

HẾT
Re: Án mạng trong thang máy
Bài gửi  by Sponsored content
 

Án mạng trong thang máy

Về Đầu Trang 

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Cộng Đồng Thám Tử Việt Nam  :: Bảo Tàng Ngôi Sao May Mắn-
Chuyển đến